Trợ cấp thất nghiệp hiểu như thế nào?

Trợ cấp thất nghiệp và những quy định mới nhất cần lưu ý

Trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp hiện đang là từ khóa nóng hổi trong thời gian gần đây. Do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của người lao động, làm nhiều người thất nghiệp lao đao. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trong đến kinh tế, thu nhập của người lao động mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Hiểu được vấn đề này dịch vụ bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp đến người lao động những thông tin cần thiết về bảo hiểm thất nghiệp thông qua bài viết sau.

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu đơn giản là phần trợ cấp dành cho người lao động khi họ không may bị rơi vào tình trạng mất việc. Phần trợ cấp này sẽ giảm bớt được khó khăn nhất thời cho người lao động. Họ sẽ được hỗ trợ học nghề, duy trì tìm kiếm công việc dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó chế độ bảo hiểm ốm đau là gì, bảo hiểm tử tuất là gì cũng được người lao động quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây.

Trợ cấp thất nghiệp hiểu như thế nào?
Trợ cấp thất nghiệp hiểu như thế nào?

2. Những vấn đề xoay quanh việc nhận trợ cấp thất nghiệp 1 lần

2.1 Bảo hiểm thất nghiệp hưởng trong 1 lần 

Trợ cấp 1 lần là hình thức nhận mà nhiều người lao động mong muốn hiện nay. Vì những trợ cấp trong 1 lần như vậy sẽ giải quyết được những khó khăn nhất thời mà người lao động gặp phải. Và các vấn đề về nhận trợ cấp đều được quy định rõ trong văn bản luật Việt Nam.

2.2 Trợ cấp cho thất nghiệp có được lãnh 1 lần

Người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp trong 1 lần theo luật bảo hiểm thất nghiệp mà phải hưởng trợ cấp hằng tháng, Điều 50 Luật việc làm 2013 có quy định:

“Thời gian người lao động được hưởng trợ cấp sẽ được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được từ 12 đến 36 tháng thì được hưởng trợ cấp là 3 tháng (mức hưởng 60% được quy định).

Đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

Trợ cấp thất nghiệp có lãnh 1 lần được hay không?
Trợ cấp thất nghiệp có lãnh 1 lần được hay không?

3. Trợ cấp thất nghiệp lần 3

Theo quy định về bảo hiểm thất nghiệp 2020 thì nhận trợ cấp lần 3 cho thất nghiệp được quy định như sau:

Trong tháng đầu tiên: Người lao động nhận trợ cấp trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt.

Từ tháng thứ 2 về sau: Người lao động nhận trợ cấp trong vòng 5 ngày làm việc, tính từ ngày thứ 7 của tháng dương lịch. Nếu không nhận được quyết định tạm dừng hay chấm dứt hưởng trợ cấp.

Ví dụ: Ông A được duyệt hưởng bảo hiểm thất nghiệp vào ngày 15 tháng 10 năm 2020, thì: 

Nhận trợ cấp lần 1 vào ngày 19 tháng 10 năm 2020.

Nhận trợ cấp lần 2 sớm nhất là vào ngày 13 tháng 11 và muộn nhất là ngày 17 tháng 11 năm 2020.

Nhận trợ cấp lần 3 sớm nhất là vào ngày 12 tháng 12 và muộn nhất là ngày 18 tháng 12 năm 2020.

*Thời gian có chênh lệch vì chỉ tính ngày làm việc (trừ thứ 7 và chủ nhật)

=> Như vậy thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 3 sẽ có sự khác biệt so với lần đầu.

Người lao động có thể nhận trợ cấp bằng cách làm hồ sơ đăng ký tại nơi sinh sống như đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp TPHCM, hoặc nơi cư trú.

4. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và cách tính trợ cấp thất nghiệp

4.1 Cách tính trợ cấp 

Bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào là câu hỏi của nhiều người lao động. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp sẽ dựa trên mức bình quân lương tháng của người lao động đóng trước khi thất nghiệp. Người lao động cần nắm rõ mức lương bình quân để tránh sai sót trong quá trình nhận trợ cấp.

Cách tính trợ cấp thất nghiệp
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

4.2 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào?

Mức hưởng trợ cấp được quy định cụ thể như sau:

Mức hưởng = 60% x Mbqtl6t

Trong đó

Mbqtl6t: Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Ví dụ: Ông B chấm dứt HĐLĐ có thời hạn 1 năm (từ 01/5/2019 đến hết 30/4/2020) từ ngày 01/5/2020, trong thời gian làm việc ông B có tham gia BHXH, BHTN với mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc như sau:

– Từ ngày 01/5/2019 đến hết 31/12/2019: 5 triệu đồng/tháng.

– Từ 01/01/2020 đến hết 30/4/2020: 5,5 triệu đồng/tháng.

Cho nên

Mức hưởng trợ cấp của ông A = (5 triệu + 5 triệu + 5,5 triệu + 5,5 triệu + 5,5 triệu + 5,5 triệu) / 6 x 60% = 3,2 triệu/tháng.

Nội dung vừa nêu đã trả lời cho câu hỏi bảo hiểm thất nghiệp được bao nhiêu và trợ cấp cho thất nghiệp tính như thế nào. Ngoài ra người lao động cũng có thể tìm hiểu về cách tính trợ cấp liên quan như cách tính lương hưu, thai sản,…

5. Những vấn đề liên quan đến trợ cấp cần lưu ý

5.1 Trợ cấp thất nghiệp được hưởng mấy tháng

Trợ cấp cho người lao động khi thất nghiệp được hưởng mấy tháng tối đa luôn được người lao động quan tâm. Theo quy định thì:

– Thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

– Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp;

– Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Bên cạnh đó người lao động cũng cần lưu ý về việc mất sổ bảo hiểm xã hội làm thế nào, vì sổ bảo hiểm liên quan trực tiếp đến các vấn đề thất nghiệp.

5.2 Trợ cấp thất nghiệp mùa dịch

Hiện nay nhiều người lao động thắc mắc về làm sao để hưởng bảo hiểm thất nghiệp mùa dịch. Trước hết người lao động phải thỏa mãn các điều kiện trợ cấp và phải tiến hành các bước sau:

a. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ hưởng trợ cấp bao gồm:

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Hợp đồng lao động hoặc làm việc đã hết hạn, hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV;

+ Giấy xác nhận chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn từ 3 đến dưới 12 tháng;

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

b. Bước 2: Nộp hồ sơ

– Trong thời hạn 3 tháng người lao động phải nộp hồ sơ về các trung tâm việc làm, nơi người lao động đang cư trú.

– Người lao động có thể nộp qua đường bưu điện nếu bị ốm đau, tai nạn, thai sản, các điều kiện thời tiết.

c. Bước 3: Chờ giải quyết và nhận trợ cấp 

Người lao động có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan bảo hiểm tại nơi cư trú để nhận trợ cấp.

Ở các bước này cũng giải đáp được thắc mắc cho người lao động về nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu TPHCM, hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào, làm sao để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Hồ sơ nhận trợ cấp cần chuẩn bị
Hồ sơ nhận trợ cấp cần chuẩn bị

6. Nhận biết rõ về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc 

Đặc điểm Trợ cấp
Thất nghiệp Thôi việc
Khái niệm Đề cập ở mục 1

Là khoản mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi họ nghỉ việc trong trường họp chấm dứt hợp đồng hợp pháp.

Cơ sở pháp lí Điều 49 Luật việc làm 2013 Điều 48 Luật lao động 2012
Thời gian tính trợ cấp

Thời gian được tính bằng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Từ 12 – 36 tháng thì được hưởng 3 tháng và cứ đóng đủ 12 tháng sẽ nhận thêm 1 tháng; nhưng không quá 12 tháng.

Tổng thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động, trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tìm hiểu thêm:

Gộp sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?

Làm lại sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?

Làm chốt sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?

Bài viết trên dịch vụ bảo hiểm xã hội cá nhân đã cung cấp đầy đủ thông tin về trợ cấp thất nghiệp. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, người lao động ngoài việc bảo vệ sức khỏe cũng nên thường xuyên cấp nhật thông tin mà dịch vụ bảo hiểm đăng tải. Người lao động có thể liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ đầy đủ nhất.

Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội hoặc hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm xã hội, vui lòng để lại thông tin trong form bên dưới:

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com