ho so bao hiem xa hoi ban dau

Quy định về hồ sơ bảo hiểm xã hội ban đầu

Bảo hiểm xã hội

Hồ sơ bảo hiểm xã hội ban đầu gồm những gì? Doanh nghiệp cần thực hiện hồ sơ đăng ký theo đúng quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân viên. Bên cạnh đó tránh gặp những sai phạm. Bài viết hôm nay, Dịch vụ Bảo hiểm xã hội TP. HCM sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giúp Quý doanh nghiệp trong công tác đăng ký bảo hiểm xã hội.

1. Số bảo hiểm xã hội là gì?

so bao hiem xa hoi la gi
Số bảo hiểm xã hội là gì?

Tại khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH định nghĩa về mã số bảo hiểm xã hội như sau:

Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

Hiểu đơn giản số bảo hiểm xã hội là một dãy gồm 10 số được ghi trên sổ BHXH và thẻ BHYT. Mã số này do cơ quan BHXH cấp được dùng để định danh cá nhân người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra còn giúp cơ quan BHXH dễ dàng tra cứu thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu gồm những ai?

doi tuong tham gia bhxh lan dau gom nhung ai
Đối tượng tham gia BHXH lần đầu gồm những ai?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, dưới đây là những đối tượng bắt buộc đăng ký hồ sơ bảo hiểm ban đầu tại doanh nghiệp gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm vô thời hạn; hợp đồng lao động hoặc một công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

– Người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Người điều hành, quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.

– Đơn vị thuê, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

3. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ BHXH ban đầu

ho so dang ky tham gia va cap so bhxh ban dau
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ BHXH ban đầu

Căn cứ theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ đăng ký, tham gia bảo hiểm bắt buộc. Cụ thể,

Hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội ban đầu đối với người lao động

Dựa theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

– Mẫu TK1 – TS: Mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

– Giấy chứng minh theo Phụ lục 03 (nếu có) sử dụng trong trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn.

– Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài cần chuẩn bị hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được gia hạn ở nước ngoài. Đồng thời kem theo hợp đồng được ký mới hoặc văn bản gia hạn tại quốc gia tiếp nhận lao động.

Hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội ban đầu đối với đơn vị

Để thực hiện hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội ban đầu cho người lao động, đơn vị cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Mẫu TK3 – TS: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT

– Mẫu D02 – TS: Danh sách lao động đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

– Mẫu D01 – TS: Bảng kê khai thông tin

04 lưu ý khi thực hiện hồ sơ kê khai bảo hiểm ban đầu

– Mẫu TK3 – TS: Chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp cần đăng ký mã đơn vị đơn vị trong lần đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội.

– Mẫu D02 – TS: Đây là văn bản bắt buộc, cực kỳ quan trọng khi thực hiện đăng ký hồ sơ BHXH ban đầu cho doanh nghiệp.

– Mẫu TK1 – TS: Chỉ áp dụng đối với người lao động chưa có mã số BHXH .

– Mẫu D01 – TS: Mục đích chính là tổng hợp các loại giấy tờ, hồ sơ của doanh nghiệp; đây là căn cứ để cơ quan BHXH truy thu đối với những trường hợp báo tăng muộn.

Ngoài những tờ khai nêu trên, doanh nghiệp cần đính kèm theo hợp đồng lao động và hộ khẩu, CMND/CCCD của người lao động.

4. Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

nhung dieu doanh nghiep can luu y khi dang ky bao hiem xa hoi lan dau
Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

– Doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký BHXH lần đầu trong vòng 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người lao động.

– Khi lần đầu đăng ký tham gia BHXH tại các cơ sở cấp quận/huyện/thành phố, mỗi doanh nghiệp đều sẽ được cấp  và một mã đơn vị. Mã số này giúp cơ quan bảo hiểm xã hội dễ dàng theo dõi và quản lý.

– Khi chuyển địa điểm ngoài quận hay tỉnh khác; doanh nghiệp phải báo giảm và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho lao động. Khi sang quận/huyện/tỉnh mới doanh nghiệp phải đăng ký cấp lại mã đơn vị mới và làm hồ sơ bảo hiểm xã hội lần đầu. Ngoại trừ một số doanh nghiệp có cơ quan quản lý Nhà nước là bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì khi chuyển lên tỉnh thành mới thực hiện lại hồ sơ còn trong cùng tỉnh/thành đều không bắt buộc.

– Sau khi doanh nghiệp thực hiện báo tăng lao động; nếu người lao động đã có sổ BHXH thì sẽ chỉ được cấp thẻ BHYT. Nhưng nếu mất sổ BHXH phải làm hồ sơ cấp lại sổ trước sau đó mới được báo tăng.

Trên đây là một số lưu ý khi thực hiện hồ sơ bảo hiểm xã hội ban đầu. Hy vọng thông qua bài viết phần nào đã giúp Quý doanh nghiệp nắm rõ các thông tin quan trọng. Nếu có bất cứ khó khăn nào khi thực hiện hồ sơ bảo hiểm xã hội. Liên hệ ngay Dịch vụ Bảo hiểm xã hội TP. HCM theo thông tin bên dưới để được nhân viên tư vấn tận tình.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com