bao-tang-tren-dich-vu-cong

Báo tăng trên dịch vụ công nhanh chóng và chính xác nhất hiện nay [2023]

Bảo hiểm xã hội

Báo tăng trên dịch vụ công thực hiện như thế nào? Doanh nghiệp cần thực hiện trình tự báo tăng như thế nào trong dịch vụ công. Có thể nói, cách báo tăng trên dịch vụ công góp phần tiết kiệm nhiều thời gian cho quý doanh nghiệp. Mời quý doanh nghiệp cùng BHXH TPHCM tìm hiểu về báo tăng trên dịch vụ công nhanh chóng và chính xác.

1. Báo tăng bảo hiểm xã hội trên dịch vụ công là gì?

bao-tang-bhxh-tren-dich-vu-cong-la-gi
Báo tăng BHXH trên dịch vụ công là gì?

Mức lương tối thiểu vùng và mức bồi thường ký trong hợp đồng lao động tăng lên. Với trường hợp này, doanh nghiệp phải yêu cầu tăng mức đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức cụ thể được ghi trong hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động đã được giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.

2. Thành phần hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội

thanh-phan-ho-so-bao-tang
Thành phần hồ sơ báo tăng

Thành phần hồ sơ báo tăng sẽ gồm các giấy tờ tùy theo từng đối tượng khác nhau. Cụ thể thành phần hồ sơ được chia thành đối với người lao động đang làm việc trong nước và người lao động đi làm ở nước ngoài.

Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Người lao động cần nộp tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS). Đồng thời để hưởng quyền lợi cao hơn, người lao động cần bổ sung Căn cước công dân và giấy tờ theo phụ lục 03.

Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động cần chuẩn bị tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS). Bên cạnh đó, người lao động cần có hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài. Hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng.

Đối với người lao động có nhiều sổ BHXH (02 sổ BHXH trở lên) có thời gian đóng BHXH trùng nhau. Thành phần hồ sơ gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS) và các sổ bảo hiểm xã hội.

Đối với người sử dụng lao động khi cần lập hồ sơ cho người lao động cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ. Doanh nghiệp chuẩn bị tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK3-TS). Ngoài ra, giấy tờ chuẩn bị còn gồm báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH (Mẫu D02-LT) và bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

3. Trình tự báo tăng trên dịch vụ công

trinh-tu-bao-tang-tren-dich-vu-cong
Trình tự báo tăng trên dịch vụ công

Bước 1: Chọn nghiệp vụ

Bước đầu tiên cần tiến hành đăng nhập và chọn nghiệp vụ trên cổng dịch vụ công. Doanh nghiệp sử dụng mã đơn vị và mật khẩu được cơ quan BHXH cấp.

  • Đăng nhập vào cổng thông tin dịch vụ quốc gia tại https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/
  • Tại giao diện trang chính, chọn tính năng Kê khai hồ sơ.
  • Sau đó, chọn danh mục Danh sách thủ tục ⇒ Chọn thủ tục 600 – Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
  • Doanh nghiệp đăng ký Chọn kỳ kê khai ⇒ Sau đó chọn thời điểm kê khai thủ tục gồm kỳ kê khai và số lần số lần kê khai trong hiện tại hay quá khứ ⇒ Kiểm tra thông tin và chọn mục Xác nhận.

Bước 2: Chọn người lao động

Sau khi hoàn thành bước chọn nghiệp vụ, doanh nghiệp tiến hành chọn người lao động cần báo tăng trong đơn vị. Doanh nghiệp tiến hành khai Báo cáo tình hình sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN (theo mẫu D02-LT).

Doanh nghiệp chọn mục Chọn lao động ở góc trên cùng bên trái của bảng kê khai.

Hệ thống hiển thị danh sách người lao động đã được đơn vị lưu thông tin. Doanh nghiệp chọn lao động dựa trên họ và tên, mã nhân viên, ngày sinh…Từ danh sách này, tích chọn người lao động cần kê khai điều chỉnh mức đóng BHXH.

Bước 3: Chọn hình thức điều chỉnh mức đóng BHXH

Sau khi chọn người lao động trong danh sách lao động kê khai. Sau đó chọn mục Phân loại ⇒ Chọn hình thức điều chỉnh là Tăng tiền lương với đối tượng người lao động cần báo tăng tiền lương.

Doanh nghiệp kiểm tra phần thông tin người lao động. Sau đó chọn mục Áp dụng.

Bước 4: Lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng

Lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng, doanh nghiệp tiến hành điền, lập tờ khai D02-LT và D01-TS. Sau khi chọn hình thức điều chỉnh tăng, người kê khai tiến hành điền hồ sơ.

Với tờ khai báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH (Mẫu D02-LT)

Chọn phương án điều chỉnh chi tiết cho từng người lao động. Trong trường hợp báo tăng, doanh nghiệp lựa chọn trong 2 phương án trên:

  • Điều chỉnh lương (DC) được áp dụng cho người lao động điều chỉnh tăng (giảm) lương theo quyết định của đơn vị sử dụng lao động. Doanh nghiệp chỉ thực hiện phương án này khi người sử dụng lao động kê khai điều chỉnh mức đóng kịp thời ngày trong tháng bắt đầu tăng (giảm) lương.
  • Bổ sung tăng nguyên lương (AD) được áp dụng cho người lao động khi bị báo tăng nhầm mức đóng. Ngoài ra, người sử dụng lao động chậm báo tăng mức đóng cho người lao động cũng chọn trường hợp này.

Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXH là điền thời điểm kê khai. Ví dụ: Báo tăng mức đóng BHXH vào tháng 9/2023 thì điền vào cột là “9/2023”. Thời điểm đơn vị kết thúc đóng BHXH là điền giống tháng bắt đầu đóng BHXH.

Sau khi điền đầy đủ dữ liệu vào bảng kê D02-TS, người kê khai bấm nút Lưu. Hệ thống sẽ tự động xác thực và lưu trữ dữ liệu, sau đó hiển thị thông báo Lưu hồ sơ thành công.

Với tờ khai bảng kê thông tin (Mẫu  D01-TS)

Khai báo mẫu D01-TS và tải giấy tờ đính kèm:

Lúc này, tiếp tục chuyển sang khai báo mẫu D01-TS. Thông tin NLĐ đã điền ở mẫu D02-LT sẽ tự động được điền vào bảng D01-TS. Người kê khai tiếp tục bổ sung các dữ liệu còn thiếu bao gồm:

  • Kê khai đầy đủ các văn bản làm căn cứ điều chỉnh mức đóng (Quyết định tăng lương, quyết định giảm lương, bảng kê lương nhân viên,…), bao gồm số hiệu, tên văn bản và trích dẫn nội dung văn bản.
  • Cách thức điền dữ liệu tương tự như mẫu D02-LT.
  • Sau khi hoàn tất khai dữ liệu, vào tab “Giấy tờ kèm theo”, tải lên các file văn bản làm căn cứ điều chỉnh mức lương đã đề cập ở mẫu D01-TS.

Bước 5: Ký và nộp hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH

Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra lại hồ sơ vừa tạo. Sau khi đã kiểm tra và lưu hồ sơ. Doanh nghiệp tiến hành chọn Xuất mẫu.

Kiểm tra mọi thông tin đã được điền trên mẫu vừa xuất ⇒ Nếu sử dụng chữ ký số có token thì phải cắm USB vào máy trước khi nhấn khai, nhấn nút Kê khai ⇒ Kiểm tra lại và chọn mục Xác nhận nộp hồ sơ ⇒ Chọn mục Xác nhận

Khi gửi yêu cầu kê khai, doanh nghiệp chọn thông tin chứng minh thư. Sau đó, doanh nghiệp chọn mục Đồng ý.

Sau khi nhập mã PIN, hồ sơ sẽ tự động được ký số và nộp lên hệ thống tiếp nhận của BHXH Việt Nam. Trong quá trình hệ thống xử lý dữ liệu, người kê khai tuyệt đối không tắt trình duyệt.

Sau khi các bước được hoàn tất, cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo xác nhận nộp hồ sơ điện tử. Thông báo xử lý hồ sơ và thông báo trả kết quả về địa chỉ email ban đầu mà đơn vị đã đăng ký trên KBHXH.

4. Thời hạn giải quyết báo tăng bảo hiểm xã hội

thoi-han-giai-quyet-bao-tang-bhxh
Thời hạn giải quyết báo tăng BHXH

Thời gian giải quyết báo tăng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành. Theo quy định, kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ phải tiến hành giải quyết theo thời gian như sau:

  • Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới: không quá 05 ngày.
  • Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày.
  • Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: không quá 10 ngày.
  • Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN: không quá 03 ngày.
  • Trường hợp xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày.
  • Trường hợp hoàn trả do đóng trùng BHXH, BHTN: không quá 10 ngày

Như vậy, báo tăng trên dịch vụ công là phương thức nhanh chóng và chính xác đối với doanh nghiệp hiện nay. Qua bài viết trên hy vọng mang lại các thông tin bổ ích về báo tăng trên dịch vụ công. Ngoài ra, BHXH TPHCM sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp được ủy quyền báo tăng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Nhằm hạn chế việc thanh tra, đảm bảo giúp doanh nghiệp giảm đáng kể số tiền phạt và các chi phí liên quan.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com