doanh nghiep duoi 10 lao dong bao hiem xa hoi

Doanh nghiệp dưới 10 lao động bảo hiểm xã hội đóng như thế nào?

Bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp dưới 10 lao động bảo hiểm xã hội có cần tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Đây là câu hỏi thường gặp tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với đối tượng nào thì doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Hy vọng qua bài viết này, BHXH TPHCM sẽ mang tới những thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp.

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

doi tuong tham gia bhxh bat buoc
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13. Đối với người lao động là công dân Việt Nam và đang  thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Người quản lý doanh nghiệp và người điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương tại thời điểm tham gia.
  • Đơn vị thuê mướn, doanh nghiệp có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Người lao động là công dân người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có chứng chỉ đã có cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Đối tượng này cũng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ

2. Doanh nghiệp dưới 10 lao động bảo hiểm xã hội đóng như thế nào?

doanh nghiep duoi 10 lao dong bhxh nhu the nao
Doanh nghiệp dưới 10 lao động đóng bảo hiểm xã hội như thế nào

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 cũng có quy định về vấn đề này. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng nhưng đang giao kết hợp đồng lao động. Pháp luật quy định không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt không?

doanh nghiep khong dong bao hiem xa hoi co bi phat khong
Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt không

3.1 Trách nhiệm hình sự

Không đóng bảo hiểm xã hội hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm quy định của Pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do đó các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý không được mắc phải. Căn cứ Điều 216 Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hành vi không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Trường hợp Phạt hành chính Phạt hình sự
Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
Phạm tội 02 lần trở lên;

Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

Từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng Phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm
Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên

Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

3.2 Trách nhiệm hành chính

Căn cứ theo Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định về việc xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên. Doanh nghiệp sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng. Ngoài ra công ty cũng phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn bị phạt hành chính căn cứ theo Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Trong trường hợp doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho toàn bộ người lao động. Mức phạt của doanh nghiệp là từ 18% đến 20% tổng số tiền. Số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Doanh nghiệp dưới 10 lao động bảo hiểm xã hội vẫn phải đảm bảo tham gia đầy đủ. Qua bài viết, BHXH TPHCM hy vọng mang đến một số thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện theo đúng thủ tục quy định của pháp luật để được hưởng quyền lợi xứng đáng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng!

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com