nghi khong luong co duoc huong che do om dau

Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội không?

Bảo hiểm xã hội

Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội không? Người lao động phải đáp ứng những điều kiện nào để có thể nhận chế độ ốm đau này? Đây là câu hỏi phổ biến trong thị trường người lao động hiện nay khi hưởng chế độ ốm đau. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những nội dung giải đáp câu hỏi trên.

1. Chế độ nghỉ ốm đau của bảo hiểm xã hội là gì?

che do nghi om dau cua bhxh la gi
Chế độ nghỉ ốm đau của bảo hiểm xã hội là gì?

1.1 Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau

Chế độ nghỉ ốm đau được hiểu là người lao động nghỉ việc khi ốm đau, bệnh tật. Người lao động vẫn sẽ được hưởng lương nhưng do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả thay cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn gọi là chế độ ốm đau do bảo hiểm xã hội quy định.

Căn cứ Điều 25  Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 có quy định cụ thể về điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau

  • Người lao động bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn nhưng không thuộc danh sách tai nạn lao động, điều trị thương tật. Nguyên nhân do sau tai nạn lao động bị tái phát, bệnh nghề nghiệp dẫn tới việc phải nghỉ. Trong trường hợp này người lao động phải có xác nhận bằng giấy tờ của cơ sở y tế có đủ thẩm quyền.
  • Người lao động có con nhỏ dưới 7 tháng tuổi bị ốm và phải nghỉ việc để chăm sóc con. Trong trường hợp này người lao động phải có xác nhận bằng giấy tờ cơ sở y tế có đủ thẩm quyền xác nhận tình trạng của con.
  • Người lao động nữ quay trở lại làm việc trước thời hạn nghỉ sinh và thuộc hai trường hợp trên.

1.2 Thời gian nghỉ ốm đau

Nghỉ do bản thân ốm đau

Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định về thời gian người lao động được nghỉ chế độ ốm đau. Trong trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:

  • Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày.
  • Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng từ 15 năm đến 30 năm sẽ được nghỉ 40 ngày.
  • Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.

Trong trường hợp người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Đồng thời, Bộ Y tế cũng quy định khu vực làm việc của người lao động phải thuộc khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. Thời gian nghỉ của chế độ ốm đau của nhóm lao động này như sau:

  • Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm sẽ được nghỉ 40 ngày.
  • Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng từ 15 năm đến 30 năm sẽ được nghỉ 50 ngày.
  • Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên được nghỉ 70 ngày.

Nghỉ khi con ốm đau

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau: Đối với con dưới 3 tuổi, số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc trong mỗi năm; Đối với con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi , số ngày chăm sóc con tối đa là 15 ngày làm việc trong mỗi năm..

Trong trường hợp cả cha và mẹ đều cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau sẽ của cha hoặc mẹ theo quy định trên. Thời gian quy định được nghỉ chế độ ốm đau không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và nghỉ hàng tuần.

1.3 Mức hưởng chế độ ốm đau

Trường hợp người lao động ốm đau thông thường

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định thời gian người lao động nghỉ ốm thông thường là dưới 180 ngày. Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Mức hưởng chế độ ốm đau thông thường như sau:

MH = 75% x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x Số ngày được nghỉ chế độ ốm đau/24

Trong đó: MH là mức hưởng BHXH trường hợp ốm thông thường. Tháng lương đóng BHXH gần nhất là tháng trước khi người lao động bắt đầu nghỉ việc.

Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định thời gian người lao động nghỉ ốm dài ngày là trên 180 ngày. Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày như sau:

MH = Tỷ lệ ốm đau x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Trong đó: MH là mức hưởng BHXH cho chế độ ốm đau dài ngày. Tháng lương tính hưởng là tháng liền kề thời điểm người lao động nghỉ việc. Tỷ lệ ốm đau sẽ được tính trong 180 ngày nghỉ đầu tiên. Thời gian sau nếu người lao động cần phải chữa trị thêm thì sẽ tính ở mức thấp hơn.

Đối với trường hợp người lao động nghỉ dài ngày, mức hưởng tỷ lệ ốm đau cụ thể như sau:

Đối tượng Tỷ lệ hưởng (t)
180 ngày đầu 75%
Dưới 15 năm đóng BHXH 50%
Từ 15 năm đến dưới 30 năm đóng BHXH 55%
Từ 30 năm đóng BHXH trở lên 65%

2. Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau không?

nghi khong luong co duoc huong che do om dau khong
Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau không?

Người lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp sẽ có những phát sinh nhu cầu nghỉ. Vậy trong trường hợp nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau không? Căn cứ theo khoản c Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về việc không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp như sau:

Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Qua bài viết, hy vọng sẽ mang đến một số thông tin cần thiết về vấn đề trên. Với người lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội nhằm hưởng được quyền lợi và chế độ xứng đáng. Mỗi doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm nhằm góp phần chung tay phát triển nền kinh tế – xã hội nước nhà.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com