cac-truong-hop-khong-duoc-huong-che-do-om-dau

Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định 2023

Bảo hiểm xã hội

Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau là vấn đề được các doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Chế độ ốm đau là một phần trong các chế độ của bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ như thế nào? Bài viết dưới đây BHXH TPHCM hy vọng chia sẻ một số thông tin về quy định cụ thể trong các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau.

1. Chế độ ốm đau là gì?

che-do-om-dau-la-gi
Chế độ ốm đau là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ này của bảo hiểm xã hội. Đây là chế độ dành cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động được hưởng khi bản thân người lao động hoặc con cái của người lao động bị ốm đau, bệnh tật.

Đây là một chính sách an sinh xã hội quan trọng và thiết yếu. Chế độ này nhằm giúp đảm bảo thu nhập tạm thời cho người lao động. Để phòng khi người lao động không thể đi làm, bệnh tật.

Chế độ này là khoản tiền trợ cấp sẽ hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh. Điều này giúp cho người lao động đảm bảo duy trì cuộc sống. Đông thời thúc đẩy người lao động nhanh chóng trở lại với công việc.

2. Các trường hợp được hưởng chế độ ốm đau

cac truong hop huong che do om dau
Các trường hợp hưởng chế độ ốm đau

Các trường hợp được hưởng chế độ được quy định theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Người lao động theo quy định Nghị định 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ này trong các trường hợp:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Như vậy, người lao động được hưởng theo chế độ này khi người lao động bị ốm đau, tai nạn. Người lao động đang điều trị thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc. Đồng thời, người lao động có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở y tế.

Ngoài ra, người lao động cũng được hưởng chế độ ốm đau khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi vị ốm đau. Đồng thời, người lao động có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

thoi-gian-huong-che-do-om-dau
Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Thời gian hưởng chế độ được quy định tùy theo trường hợp và mức độ đau ốm của người lao động. Đối với trường hợp bản thân người lao động bị đau ốm trong điều kiện làm việc bình thường:

  • Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày.
  • Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày.
  • Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.

Trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Căn cứ theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định đối với khu vực trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 sẽ được nghỉ ốm đau như sau:

  • Người lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày.
  • Người lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày.
  • Người lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 70 ngày.

Thời gian hưởng ốm đau đối với trường hợp nghỉ việc khi con ốm đau căn cứ theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13. Trong trường hợp này, người lao động được nghỉ khi con ốm đau và có xác nhận của cơ sở y tế như sau:

  • Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
  • Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.

4. Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau

cac truong hop khong duoc huong che do
Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau

4.1. Người lao động ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, sử dụng chất ma túy, tiền ma túy

Căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định trường hợp không được hưởng. Cụ thể đối với trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục quy định. Người lao động thuộc trường hợp này không được hưởng ốm đau.

BHXH chỉ hỗ trợ người lao động bị mất khả năng lao động do ốm đau, tai nạn. Và người lao động phải nghỉ việc để chữa bệnh dẫn đến giảm thu nhập. Một số cá nhân cố ý gây tổn hại đến sức khỏe của mình. Với mục đích nhằm cố tình hưởng sẽ không được hưởng chế độ.

Như vậy, trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe. Cũng như say rượu, sử dụng chất ma túy, tiền ma túy sẽ không được tính trong trường hợp được hưởng chế độ ốm đau.

4.2. Người lao động bị ốm đau trong thời gian nghỉ việc riêng, nghỉ hàng năm, nghỉ không lương

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về các trường hợp không hưởng chế độ ốm đau. Thời gian nghỉ hàng năm là ngày phép mà người lao động được hưởng trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, việc người lao động ốm đau trong thời gian nghỉ phép sẽ không được hưởng chế độ này.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động nghỉ làm việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương. Trường hợp này sẽ càng không hưởng chế độ. Vì đây là thời gian người lao động chủ động nghỉ việc không vì lý do ốm đau.

Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động đang trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đối tượng cũng sẽ không được hưởng chế độ ốm đau. Vì trong khoảng thời gian này, người lao động đã được hưởng một khoản tiền nhất định theo chế độ thai sản.

4.3. Người lao động điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về các trường hợp không được ốm đau. Trường hợp cuối cùng thuộc nhóm được hưởng chế độ này là người lao động điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người lao động trong lần đầu điều trị do tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Chính vì thế, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể về những trường hợp không được hưởng. Sự thống nhất trong việc hưởng các chế độ bảo hiểm của người tham gia. Nhằm góp phần tạo nên sự công bằng cho người lao động. Ngoài ra, điều đó đảm bảo sự thống nhất pháp luật nhằm tránh tệ nạn xã hội.

Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau được quy định bao gồm các trường hợp trên. BHXH TPHCM hy vọng qua bài viết trên có thể mang đến quý doanh nghiệp các thông tin hữu ích về vấn đề này. Nhận thấy vấn đề này, BHXH TPHCM sẵn sàng hỗ trợ cho cả người lao động và doanh nghiệp để mang lại sự hài lòng nhất.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com