ma so bao hiem xa hoi cua doanh nghiep

Mã doanh nghiệp đồng thời là mã số bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội

Mã số bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi Nghị định 01/2021/NĐ-CP được ban hành? Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký mã số bảo hiểm xã hội khi nào? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Mã số bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp là gì?

ma so bao hiemn xa hoi cua doanh nghiep la gi
Định nghĩa mã số BHXH của doanh nghiệp

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Theo đó, mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số BHXH (một dãy 10 số duy nhất) khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp khi đăng ký sẽ được cấp một mã số duy nhất. Dãy số này được xem là mã số thuế, mã số doanh nghiệp và mã số bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 4/1/2021.

2. Các vấn đề về đăng ký mã số bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

cac van de ve dang ky ma so
Các vấn đề về đăng ký mã số

Từ khi Nghị định 01/2021/NĐ-CP được ban hành, mã số doanh nghiệp đã có sự thay đổi. Cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký hoạt động thì sẽ phát sinh các nghĩa vụ về thuế. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ tiến hành quản lý doanh nghiệp thông qua mã số.

– Theo quy định hiện nay, nếu doanh nghiệp sở hữu đồng thời hai loại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký thuế thì cần nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký. Cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và hợp nhất thành mã số chung.

– Các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/6/2010 sau khi có Giấy chứng nhận hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần đến cơ quan thuế để đăng ký mã số thuế.

3. Thời gian nộp hồ sơ cấp mã đơn vị BHXH

thoi gian nop ho so cap ma don vi
Thời gian nộp hồ sơ cấp mã đơn vị

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục cấp mã đơn vị BHXH hoặc thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13:

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Theo đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ để cấp mã đơn vị BHXH trong vòng 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng. Sau khi được cấp mã thành công, đơn vị đã có thể tham gia đóng và thực hiện các hoạt động cùng cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Hướng dẫn đăng ký mã số bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp

huong dan dang ky ma so bhxh
Hướng dẫn đăng ký mã số

Theo quy định, doanh nghiệp sẽ thực hiện xin cấp mã đơn vị BHXH. Bên cạnh đó, đơn vị cũng sẽ tiến hành đăng ký BHXH cho tập thể nhân viên làm việc. Để thực hiện, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình thủ tục như sau:

– Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ pháp lý tham gia BHXH lần đầu theo quy định.

– Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại khu vực đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

– Bước 3: Sau khi bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả được gửi về thông qua email đăng ký nhận mã đơn vị BHXH. Thời gian cơ quan xử lý và cấp mã đơn vị sẽ từ 1 – 7 ngày làm việc.

Khi có được mã đơn vị bảo hiểm xã hội doanh nghiệp, chủ sở hữu lao động có thể thực hiện các nghiệp vụ báo tăng – giảm lao động, đóng BHXH cho tập thể nhân viên. Theo quy định, số mã này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có mã số BHXH, doanh nghiệp phải soạn thảo và nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuộc địa bàn đặt trụ sở chính. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ lên cơ quan thông qua các dịch vụ bưu chính viễn thông, công ích.

5. Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp thế nào?

cach tra cuu ma so
Cách tra cứu mã số BHXH của doanh nghiệp như thế nào?

Để tiến hành tra cứu mã số BHXH của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng hai cách sau đây:

– Cách 1: Tìm mã số bảo hiểm xã hội doanh nghiệp bằng mã số CCCD.

+ Bước 1: Truy cập vào trang web của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sau đó, tại danh mục Tra cứu trực tuyến, lựa chọn Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội.

+ Bước 2: Nhập thông tin và tiến hành tra cứu mã số BHXH.

Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, doanh nghiệp cần nhấn chọn “Tôi không phải là người máy” rồi ấn “Tra cứu”. Sau đó, doanh nghiệp tra cứu mã số BHXH của doanh nghiệp mình.

Cách 2: Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH tại địa bàn khu vực đặt trụ sở chính. Tại đây, doanh nghiệp tiến hành yêu cầu tra cứu mã số BHXH của doanh nghiệp. Khi đi, chủ đơn vị sở hữu lao động lưu ý mang theo CCCD hoặc giấy ủy quyền của đối tượng có quyền hạn.

Vừa rồi, công ty dịch vụ Bảo hiểm xã hội đã chia sẻ về “mã số bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp”. Hy vọng rằng, quý bạn đọc đã có thêm các thông tin cụ thể về vấn đề này và thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Bảo hiểm xã hội của chúng tôi, liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com