ho so huong che do om dau

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cần những giấy tờ gì?

Bảo hiểm xã hội

Hồ sơ hưởng chế độ chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội sẽ do người sử dụng lao động và người lao động cùng chuẩn bị trước khi gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Vậy hồ sơ thủ tục hưởng chế độ ốm đau gồm những gì? Cùng xem qua bài viết dưới đây Dịch vụ Bảo hiểm xã hội TP.HCM sẽ hướng dẫn Quý độc giả cách làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo đúng quy định.

1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là gì?

ho so huong che so om dau la gi
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là gì?

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là những văn bản mà người lao động nộp lên đơn vị sử dụng lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội để nhận được tiền trợ cấp khi bị ốm đau, tai nạn hoặc chăm sóc con nhỏ dưới 07 tuổi.

Chế độ ốm đau giúp cho gia đình của người lao động đang ốm đau giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi chăm sóc người lao động đau ốm trong những ngày họ không đi làm được.

Khoản tiền này sẽ tạo điều kiện vật chất tốt hơn giúp người lao động mau hồi phục sức khỏe để quay trở lại làm việc.

2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

dieu kien huong che do om dau
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

03 trường hợp người lao động được hưởng chế độ ốm đau gồm:

(1) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị ốm, tai nạn (mà không phải tai nạn lao động) hoặc đang điều trị thương tật tái phát do tai nạn lao động gây ra, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định.

(2) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ việc để chăm con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

(3) Người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong những trường hợp nêu trên.

03 trường hợp người lao động không được hưởng chế độ ốm đau gồm:

(1) Người lao động bị ốm đau, tai nạn nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng các chất cấm gây nghiện theo danh mục ban hành kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP.

(2) Người lao động nghỉ việc để điều trị lần đầu do tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp.

(3) Người lao động ốm đau, tai nạn (nhưng không phải tai nạn lao động) đang trong thời gian nghỉ phép năm, nghỉ làm không lương  hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

3. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

3.1 Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do người lao động chuẩn bị

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là những giấy tờ mà người lao động phải tự chuẩn bị và nộp cho doanh nghiệp để được nhận tiền lương khi bị ốm đau, tai nạn (nhưng không phải do tai nạn lao động) hoặc nghỉ việc chăm con nhỏ. Tùy vào trường hợp điều trị nội trú hay ngoại trú mà hồ sơ hưởng chế độ ốm đau sẽ khác nhau.

Căn cứ tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:

1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.

Trường hợp điều trị nội trú cần chuẩn bị:

  • Bản sao giấy xuất viện của người lao động hoặc con nhỏ của người lao động (dưới 07 tuổi). Trong trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở y tế khám – chữa bệnh thì nộp giấy báo tử.
  • Trong trường hợp chuyển tuyến khám – chữa bệnh trong quá trình tiếp nhận điều trị nội trú thì phải cung cấp giấy chuyển viện.

Trường hợp điều trị ngoại trú cần chuẩn bị: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc để chăm sóc con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai phụ huynh phải là bản sao. Hoặc giấy ra viện có chỉ định của bác sĩ cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám – chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ điều trị bệnh phải thay bằng bản sao giấy khám chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp được dịch sang tiếng Việt.

3.2 Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động chuẩn bị

Người sử dụng lao động chỉ cần chuẩn bị danh sách đề nghị hưởng chế độ theo mẫu 01B-HSB để nộp lên cơ quan Bảo hiểm xã hội.


4. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau thực hiện thế nào?

3 buoc thuc hien thu tuc huong che do om dau
3 bước thực hiện thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ theo Quyết định 166/QĐ-BHXH, thủ tục hưởng chế độ ốm sau thực hiện như sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp

Trong 45 ngày tính từ khi quay trở lại làm việc, người lao động phải nộp 01 bộ hồ sơ cho doanh nghiệp.

– Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia đóng bảo hiểm

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của người lao động. Doanh nghiệp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau theo mẫu 01B-HSB gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

– Bước 3: Chi trả khoản hưởng chế độ cho người lao động

5. Thời hạn giải quyết chế độ ốm đau

thoi han giai quyet che do om dau
Thời hạn giải quyết chế độ ốm đau

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau BHXH phải được thực hiện theo một trình tự thời gian, cụ thể:

  • Đối với người lao động: Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi đi làm việc trở lại, người lao động có trách nhiệm phải nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.
  • Đối với người sử dụng lao động: Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội .
  • Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả khoản tiền trợ cấp ốm đau cho người lao động.

Như vậy, tổng thời gian để giải quyết hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động là 75 ngày.

Trên đây Dịch vụ Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã hướng dẫn cách làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Hy vọng bài viết trên mang đến cho Quý độc giả nhiều giá trị bổ ích. Nếu có gặp bất cứ khó khăn nào khi thực hiện hồ sơ bảo hiểm xã hội. Liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7 hoàn toàn miễn phí.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com