cach tinh che do om dau

4 yếu tố người lao động cần lưu ý khi tính chế độ ốm đau

Bảo hiểm xã hội

Cách tính chế độ ốm đau luôn là nỗi băn khoăn của người tham gia bảo hiểm xã hội và các đơn vị sử dụng lao động? Doanh nghiệp có các trách nhiệm gì khi người lao động hưởng chế độ ốm đau? Chế độ ốm đau cho người lao động được tính như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!

1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

dieu kien nguoi lao dong huong che do om dau
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, để được nhận hưởng chế độ ốm đau, người tham gia BHXH cần thỏa mãn các yếu tố sau:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động) phải xin nghỉ việc, có giấy chứng nhận của các cơ sở y tế có thẩm quyền. Nếu người lao động bị tổn hại sức khỏe do sử dụng các chất kích thích như ma túy, tiền ma túy, … hoặc tự hủy hoại thì không được hưởng chế độ.

– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

2. Người lao động được lợi gì khi hưởng chế độ ốm đau?

nguoi lao dong duoc gi khi huong che do om dau
Người tham gia được gì khi hưởng chế độ ốm đau?

Khi xảy ra trường hợp người lao động xin nghỉ và hưởng chế độ ốm đau, doanh nghiệp nơi người lao động làm việc cần thực hiện các công việc sau đây:

– Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ người lao động được cấp bảo hiểm xã hội, đóng và hưởng chế độ.

– Doanh nghiệp cần đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Bên cạnh đó, trích tiền lương hàng tháng của người lao động để cùng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

– Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động, doanh nghiệp cần đưa đối tượng này đi giám định sức khỏe tại Hội đồng.

– Doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để chi trả các khoản trợ cấp cho người lao động.

– Doanh nghiệp phải hợp tác với cơ quan bảo hiểm để trả sổ cho người lao động; xác nhận thời gian đóng khi người lao động chấm dứt hợp đồng hoặc thôi việc theo quy định.

– Phía đơn vị sử dụng lao động cần cung cấp các thông tin, tài liệu về đóng – hưởng bảo hiểm xã hội nhanh chóng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Tương đương 2 quý hoạt động, doanh nghiệp cần công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ngoài ra, cần cung cấp các thông tin về việc đóng BHXH khi có yêu cầu.

– Sau mỗi năm làm việc, doanh nghiệp cần công khai thông tin đóng BHXH do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định.

3. Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động

3.1.Cách tính chế độ ốm đau khi người lao động bệnh

cach tinh che do khi nguoi lao dong benh
Mức hưởng chế độ khi người lao động ốm đau

Theo quy định hiện nay, mức hưởng chế độ ốm đau cho mỗi ngày làm việc sẽ bằng 75% tổng trung bình tiền lương tháng đóng BHXH của 24 tháng liền kề trước khi nghỉ. Do đó, công thức tính chế độ ốm đau lúc này sẽ như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau BHXH = 75% x Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng trước liền kề x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ

Như vậy, suy ra từ công thức, nếu số ngày nghỉ việc hưởng chế độ càng lớn thì tổng mức hưởng người lao động được nhận sẽ càng cao.

3.2. Cách tính chế độ ốm đau khi người lao động cần chữa trị bệnh dài ngày

muc huong che do khi nguoi lao dong chua tri benh dai ngay
Mức hưởng chế độ ốm đau khi người lao động chữa trị bệnh dài ngày

Để tính mức hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp này, người tham gia cần xác định rõ các yếu tố sau đây:

– Tiền lương trích đóng BHXH của tháng trước liền kề.

– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau.

– Số tháng nghỉ việc của người lao động được hưởng chế độ

Do đó, công thức tính mức hưởng chế độ BHXH đối với các căn bệnh dài ngày sẽ được xác định như sau:

Mức hưởng chế độ = Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng trước liền kề x Tỷ lệ hưởng x Số tháng nghỉ việc được hưởng chế độ.

Trong đó, trong vòng 180 ngày nghỉ đầu, tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính theo tỷ lệ 75% trên một ngày nghỉ hưởng chế độ. Nếu sau 180 ngày người lao động vẫn nghỉ ốm, những ngày nghỉ sau sẽ được tính theo tỷ lệ như sau:

65% tiền lương tháng đóng của tháng trước liền kề nếu người tham gia đóng BHXH lớn hơn 30 năm.

55% tiền lương tháng đóng của tháng trước liền kề nếu người tham gia đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

50% tiền lương tháng đóng của tháng trước liền kề nếu người tham gia đóng BHXH dưới 15 năm.

3.3. Cách tính chế độ ốm đau khi người lao động chăm con ốm

muc huong che do om dau khi nguoi lao dong cham con om
Mức hưởng chế độ ốm đau khi người lao động chăm con ốm

Khi xảy ra trường hợp này, người lao động cần căn cứ theo các yếu tố sau:

– Tiền lương tháng trích đóng BHXH của tháng trước liền kề;

– Số ngày nghỉ việc của người lao động được hưởng chế độ.

Theo đó, công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau khi người lao động nghỉ chăm con ốm sẽ được xác định như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng trước liền kề : 24) x 75% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ.

4. Điều kiện để người lao động hưởng chế độ dưỡng sức sau khi đi làm lại

dieu kien huong che do duong suc sau khi di lam
Điều kiện để người lao động hưởng chế độ dưỡng sức sau khi đi làm lại ra sao?

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định về mức hưởng dưỡng sức:

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, mức hưởng dưỡng sức, hồi phục sức khỏe sau khi ốm của người lao động sẽ được tính bằng 30% mức lương cơ sở hiện nay.

Bên cạnh đó, nếu người lao động đóng đủ một năm, thời gian hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau sẽ từ 5 – 10 ngày. Cụ thể như sau:

– Người lao động mắc các bệnh chữa trị dài ngày: tối đa 10 ngày nghỉ;

– Người lao động cần phải tiến hành phẫu thuật: tối đa 07 ngày;

– Các trường hợp khác: tối đa 05 ngày nghỉ.

Vừa rồi, công ty dịch vụ Bảo hiểm xã hội đã chia sẻ về “cách tính chế độ ốm đau”. Hy vọng rằng, chúng tôi đã giải đáp được các câu hỏi của quý bạn đọc về vấn đề này. Đồng thời, quý bạn đọc sẽ thực hiện được chính xác theo quy định của pháp luật. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tính lương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và trải nghiệm dịch vụ trọn gói!

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com