bao hiem xa hoi doanh nghiep dong bao nhieu

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đóng bao nhiêu theo quy định mới nhất?

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đóng bao nhiêu luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đóng BHXH ở đâu? Doanh nghiệp lách luật trốn đóng bảo hiểm xã hội bị xử phạt ra sao? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng nhau giải đáp các câu hỏi trên!

1. Đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội?

doi tuong bat buoc tham gia bhxh bat buoc
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là ai?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, những đối tượng sau đây phải tham gia đóng BHXH bắt buộc, bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định hoặc có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo thời gian từ đủ 3 – 12 tháng.

– Người lao động làm việc theo thỏa thuận hợp đồng từ đủ 01 đến dưới 03 tháng.

– Chủ doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp hoặc quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền thù lao làm việc.

– Doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng người lao động thỏa thuận theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không bắt buộc tham gia đóng BHXH. Các đối tượng cụ thể như sau:

– Người lao động không làm việc và được hưởng lương từ 14 ngày trong tháng trở lên.

– Người lao động đang tham gia quá trình thử việc căn cứ theo Điều 24 Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14.

2. Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đóng bao nhiêu?

bao hiem xa hoi doanh nghiep phai dong bao nhieu
Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Quyết định 959/QĐ-BHXH về mức đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng:

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị

2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 Khoản 1 Điều 4 như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2.2. Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:

Mức đóng BHXH chiếm tỷ lệ 26%. Trong đó, doanh nghiệp tiến hành đóng 18% với các hạng mục bao gồm:

– Quỹ ốm đau và thai sản: 3%

– Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 1%

– Qũy hưu trí và tử tuất: 14%.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý đóng 3% mức đóng BHYT1% vào mức BHTN. Theo đó, tổng số tiền của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành đóng BHXH cho nhân viên là 22%, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác. Trong trường hợp doanh nghiệp có thành lập công đoàn, doanh nghiệp cần đóng thêm 2% vào kinh phí công đoàn.

Tỷ lệ doanh nghiệp phải đóng
Quỹ Ốm đau và Thai sản 3%
Quỹ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp 1%
Quỹ Hưu trí và Tử tuất 14%
Bảo hiểm Y tế 3%
Bảo hiểm Thất nghiệp 1%
Tổng 22%

3. Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đóng ở đâu?

doanh nghiep dong bao hiem xa hoi o dau
Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?

Để tiến hành đóng BHXH, phía doanh nghiệp có thể lựa chọn đóng ở các cơ quan có thẩm quyền về BHXH. Cụ thể như sau:

– Đơn vị đặt trụ sở chính của doanh nghiệp ở tỉnh nào thì đăng ký tham gia BHXH tại khu vực thuộc địa bàn tỉnh đó. Điều này phụ thuộc vào sự phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại nơi cấp Giấy đăng ký kinh doanh.

4. Quy trình doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội

quy trinh dong bao hiem xa hoi doanh nghiep
Quy trình đóng BHXH doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo quy định, quy trình đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp được tiến hành như sau:

– Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành lập, nộp hồ sơ

+ Người lao động làm việc tại doanh nghiệp: lập mẫu TK1-TS nộp cho doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp cần ghi mã số BHXH tương ứng với từng người lao động vào biểu mẫu. Bên cạnh đó, đơn vị cũng cần hướng dẫn cho người lao động lập mẫu đúng theo quy định. Sau khi hoàn thành, doanh nghiệp tiến hành nộp mẫu đã điền cho cơ quan BHXH.

Quý bạn đọc có thể tham khảo qua mẫu TK1-TS và tải xuống dưới đây.

– Bước 2: Cơ quan BHXH nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết theo quy trình thủ tục.

– Bước 3: Sau khi được thông qua, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả bao gồm sổ BHXH, thẻ BHYT.

5. Xử phạt doanh nghiệp không đóng BHXH

Căn cứ theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ban hành vào ngày 1/3/2020, Chính phủ đã quy định chi tiết về mức xử phạt hành chính đối với các trường hợp doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định mức xử phạt các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng từ ngày 15/4/2020.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt:

Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

Theo đó, người lao động sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng khi có hành vi thỏa thuận với doanh nghiệp nhằm không tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó, người lao động trốn đóng BHTN, tham gia không đúng đối tượng bảo hiểm hoặc đúng mức quy định cũng bị xử phạt theo mức này.

xu phat doanh nghiep tron dong bhxh
Xử phạt doanh nghiệp trốn đóng BHXH

Căn cứ theo khoản 5, 6 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt trốn đóng BHTN, phí phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 18% – 20% tổng chi phí phải đóng (không quá 75.000.000 đồng). Mức phạt này cũng áp dụng cho toàn thể người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có nguy cơ đóng phạt từ 50.000.000 đồng – 75.000.000 đồng khi có các hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các mức phạt còn được áp dụng cho các trường hợp trốn đóng BHTN.

Bên cạnh việc đóng phạt, doanh nghiệp còn phải thực hiện các trách nhiệm khắc phục hậu quả. Cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng.

– Nộp tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH trung bình của năm trước liền kề. Số tiền lãi sẽ căn cứ trên số tiền, thời gian chậm đóng, trốn hoặc không đóng BHXH.

Theo các quy định trên, doanh nghiệp trốn đóng BHXH sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bị phát hiện. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm, cơ quan BHXH có thẩm quyền sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Vừa rồi, công ty dịch vụ Bảo hiểm xã hội đã chia sẻ về “bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đóng bao nhiêu”. Hy vọng, chúng tôi đã giúp phía doanh nghiệp giải đáp được các câu hỏi về vấn đề này. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com