Gửi nhờ đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Gần đây, chúng tôi nhận được câu hỏi liên quan đến việc gửi nhờ đóng bảo hiểm xã hội có phải là hành vi vi phạm quy định không? Liệu các bạn có đang hiểu sai về vấn đề này? Để giải đáp cho thắc mắc này mời các bạn đọc ngay bài viết bên dưới có câu trả lời chi tiết.
Nội Dung
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo Khoản 01, Điều 03, Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 có định nghĩa về bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, bảo hiểm xã hội là quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động. Người lao động được hưởng các chế độ của bảo hiểm sẽ được căn cứ dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm hằng tháng.
Tham khảo thêm bài: Hệ số bảo hiểm xã hội
2. Các loại bảo hiểm xã hội hiện này?
Hiện nay, có 02 loại bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, bao gồm:
Bảo hiểm bắt buộc là loại hình mà Nhà nước quy định đối tượng người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 04 các chế độ của bảo hiểm bắt buộc bao gồm: bảo hiểm ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; bảo hiểm tử tuất.
Và bảo hiểm tự nguyện là loại hình mà Nhà nước cho phép người lao động chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Bảo hiểm tự nguyện chỉ có 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Tuy ít quyền lợi hơn bảo hiểm bắt buộc nhưng đây cũng là loại bảo hiểm mà Nhà nước khuyến khích người lao động tham gia.
3. Gửi nhờ đóng bảo hiểm xã hội có phạm pháp không?
3.1 Tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc
Theo khoản 01, Điều 02, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định đối tượng lao động bắt buộc đóng bảo hiểm như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
=> Như vậy, người lao động mà doanh nghiệp buộc phải tham gia bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hay hợp đồng xác định thời hạn. Hay ký kết hợp đồng với một công việc có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Do đó, người lao động không làm việc không được phép tự ý gửi nhờ đóng bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động không được phép tự ý kê khai số lượng lao động ngoài đơn vị gửi đóng nhờ bảo hiểm xã hội.
3.2 Tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện
Căn cứ theo Khoản 04, Điều 02, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đối tượng được phép tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên. Lưu ý, đối tượng trên sẽ không bao gồm các đối tượng ở Khoản 01, Điều này.
Như vậy, để đóng BHXH không qua công ty, bạn phải là người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
4. Mức phạt đối với hành vi gửi đóng nhờ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, Điểm a, Khoản 01 và Khoản 02 Điều 39 có quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm về lập hồ sơ bảo hiểm xã hội như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung.
=> Như vậy, đối với người lao động vi phạm đóng nhờ bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định đóng bảo hiểm sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Dịch vụ BHXH tại TP.HCM
Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực BHXH, chúng tôi hiểu rõ về các thủ tục, hồ sơ,… Nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, chúng tôi triển khai các gói dịch vụ BHXH. Với dịch vụ này, chúng tôi tư vấn, thông tin những điều cần biết đến cho NLĐ, soạn lập hồ sơ hợp lệ, thay mặt NLĐ đi nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH…NLĐ chỉ cần để lại SĐT, nêu vấn đề cần giải quyết về BHXH, chúng tôi sẽ liên hệ, tư vấn,… Chúng tôi đảm bảo hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
Vấn đề gửi nhờ đóng bảo hiểm xã hội đã được giải đáp qua bài viết phía trên. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn đọc. Cá nhân hay doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê công ty làm dịch vụ tư vấn đóng bảo hiểm xã hội uy tín, chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.