Thế nào là bảo hiểm xã hội doanh nghiệp?

Thế nào là bảo hiểm xã hội doanh nghiệp?

Tin tức
Thế nào là bảo hiểm xã hội doanh nghiệp?
Thế nào là bảo hiểm xã hội doanh nghiệp?

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là gì?” là một trong những câu hỏi thường gặp đối với các chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cần tham gia loại bảo hiểm này khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hay không? Những ai sẽ phải đóng mức bảo hiểm này? Đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp mới thành lập như thế nào?  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là gì?

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là gì?
Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là gì?

Áp dụng theo Khoản 1, Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội (2014) định nghĩa bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế một phần thu nhập cho người lao động trong trường hợp họ đau ốm, mang thai, bị tai nạn nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là việc chủ doanh nghiệp thực hiện đăng ký tham gia BHXH cho nhân viên để đảm bảo các mức phúc lợi cho người lao động trong tổ chức. Đây cũng được xem là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi doanh nghiệp.

 

Đối tượng tham gia BHXH trong doanh nghiệp

Đối tượng tham gia BHXH trong doanh nghiệp
Đối tượng tham gia BHXH trong doanh nghiệp

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội (2014) các đối tượng tham gia BHXH được quy định như sau:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như thế, những thành phần sau trong doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia BHXH là nhân sự có hợp đồng lao động chính thức, nhận sự làm việc bán thời gian từ đủ 01 tháng và chủ doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, Luật Bảo hiểm xã hội (2014) cũng có quy định các chế tài đối với các doanh nghiệp không tham gia BHXH hoặc chậm thanh toán BHXH. Với từng mức độ vi phạm khung hình phạt sẽ từ phạt hành chính cho tới phạt hình sự.

 

Mức đóng BHXH của doanh nghiệp

Khoản trích đóng BHXH của doanh nghiệp có sự khác biệt đối với người lao động, cụ thể mức đóng được quy định như sau: 

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0,5% 1% 3% 8% 1% 1.5%
21,5% 10.5%
Tổng cộng 32%

Như bảng quy định trên, hằng tháng chủ doanh nghiệp phải trích 17,5% quỹ lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Bên cạnh đó là các khoản trích khác cho Bảo hiểm y tế (BHYT)Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Các tỷ lệ đóng BHXH có thể thay đổi nên doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các quy định, thông tin mới về BHXH.

 

Hình thức đóng BHXH doanh nghiệp

Đóng theo tháng: Chậm nhất là ngày cuối cùng của mỗi tháng, doanh nghiệp trích quỹ lương để đóng BHXH theo đúng tỷ lệ quy định và trích tiền đóng BHXH của mỗi nhân viên chuyển khoản một lần vào Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản ngân hàng của cơ quan bảo hiểm có tài khoản chuyên thu BHXH.

Đóng tại địa phương: Doanh nghiệp đóng BHXH tại địa phương doanh nghiệp đang hoạt động theo phân cấp của bảo hiểm xã hội tỉnh.

Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Hạn chót là ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.

 

Dịch vụ BHXH lần đầu cho doanh nghiệp

Nhiều người thắc mắc đăng ký bảo hiểm xã hội doanh nghiệp cho làm dịch vụ được không. Nếu vậy là bạn chưa biết đến dịch vụ BHXH lần đầu cho doanh nghiệp. Dịch vụ này hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hồ sơ tham gia BHXH cho người lao động. 

Đội ngũ chuyên viên am hiểu về luật và các quy định liên quan khác đảm bảo cho quá trình đăng ký được hoàn thành trong tích tắc. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và công sức, tạo nên bước đệm ổn định trong giai đoạn đầu vận hành.   

Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp không xử lý tốt nghiệp vụ này có thể sẽ phải tiếp nhận thanh tra hoặc nặng hơn là các chế tài từ pháp luật. Doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ BHXH lần đầu để tránh được các nguy cơ sai phạm này, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.

Dịch vụ BHXH lần đầu cho doanh nghiệp
Dịch vụ BHXH lần đầu cho doanh nghiệp

Dịch vụ BHXH lần đầu của công ty BHXH TP.HCM giúp doanh nghiệp giải quyết được tất cả những bài toán khó trên. Quý doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ các nghiệp vụ sau khi trải nghiệm dịch vụ:

  • Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện tất cả hồ sơ BHXH 
  • Đăng ký tài khoản giao dịch điện tử miễn phí cho doanh nghiệp
  • Kê khai tăng lao động ban đầu cho doanh nghiệp – đảm bảo hỗ trợ đến có sổ BHXH
  • Đại diện giải trình thanh tra nếu có phát sinh

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi “Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp là gì?” giúp bạn đọc có thêm được nguồn tham khảo thông tin. Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ BHXH lần đầu để tối giản toàn bộ quy trình đăng ký BHXH cho nhân viên. Kết nối với chúng tôi theo thông tin bên dưới nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí 100%!