Chưa nhận được tiền thai sản thì phải làm thế nào?
Bất cứ ai khi sinh con đều mong sớm nhận được tiền thai sản. Tuy nhiên, không phải lúc nào khoản tiền bảo hiểm thai sản này cũng được trả đúng hạn. Vậy người lao động nên làm gì khi quá hạn mà chưa nhận được tiền?
Nội Dung
1, Các khoản tiền lao động nữ nhận được khi sinh con?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ nhận được tối đa 03 khoản tiền:
- Tiền trợ cấp 1 lần:
Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh được nhận tiền trợ cấp 1 lần:
Mức trợ cấp = 2 x Mức lương cơ sở
Từ 1/7/2019 mức trợ cấp này là 2,98 triệu đồng
- Tiền chế độ thai sản:
Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Nếu chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
- Tiền dưỡng sức sau khi sinh:
Lao động nữ trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà chưa phục hồi sức khoẻ thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày.
Mức hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
2, Sau bao lâu nhận được khoản tiền thai sản này?
Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động.
Lưu ý (*): Đây là hạn cuối cùng để người lao động nộp hồ sơ hưởng tiền bảo hiểm thai sản (có thể chuẩn bị và nộp hồ sơ ngay sau khi sinh).
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động tập hợp hồ sơ và lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động thôi việc trước khi sinh con thì trực tiếp nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXH.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, tối đa 06 ngày làm việc (đối với đề nghị từ đơn vị sử dụng lao động) và 03 ngày làm việc (đối với đề nghị từ người lao động, thân nhân người lao động), cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và chi trả tiền thai sản cho người lao động (Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH).
Khác với trước đây, trong vòng 10 ngày (đối với đề nghị từ đơn vị sử dụng lao động) và 05 ngày làm việc (đối với đề nghị từ người lao động, thân nhân người lao động) thì cơ quan Bảo hiểm xã hội mới giải quyết và tổ chức chi trả (Khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Như vậy, tối đa 16 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động đã có thể nhận được tiền thai sản.
3, Nên làm gì khi quá hạn mà chưa nhận được tiền bảo hiểm thai sản?
Tiền thai sản theo chế độ bảo hiểm xã hội không phải là khoản nhỏ đối với lao động nữ nghỉ sinh. Thực tế có rất nhiều lý do dẫn đến việc người lao động bị chậm trả tiền thai sản, đơn cử như doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ, hồ sơ bị thất lạc, cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chậm…
Chính vì vậy, nếu hết thời gian nêu trên mà vẫn chưa nhận được tiền thì người lao động nên liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp nơi mình làm việc hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/ huyện nơi nộp hồ sơ.
Trong trường hợp vẫn không được giải quyết thoả đáng, kịp thời, để bảo vệ quyền lợi cho mình, người lao động có thể khiếu nại theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.Cụ thể:
+ Người lao động làm đơn khiếu nại gửi tới người sử dụng lao động (nếu do doanh nghiệp sai phạm) hoặc cơ quan trực tiếp giải quyết (nếu do cơ quan BHXH sai phạm).
+ Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động có thể khởi kiện tới Toà án hoặc khiếu nại tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội để được giải quyết.
Thấu hiểu được nỗi lo lắng về tiền thai sản của nhiều người lao động, AZTAX cung cấp dịch vụ làm bảo hiểm thai sản, tư vấn trực tuyến miễn phí qua HOTLINE: 0932 383 089. Mọi thắc mắc pháp lý về bảo hiểm thai sản, bảo hiểm xã hội, vui lòng kết nối với chúng tôi ngay trong hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: