Những điều cần biết khi doanh nghiệp báo giảm BHXH nhầm tháng?
Báo giảm BHXH nhầm tháng thì doanh nghiệp cần điều chỉnh như thế nào? Đây là câu hỏi phổ biến đối với doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào thì doanh nghiệp phải báo giảm BHXH? Những điều cần biết khi doanh nghiệp sai sót báo giảm sẽ được đề cập ngay dưới bài viết này. Mời quý doanh nghiệp cùng BHXH TPHCM tìm hiểu về báo giảm BHXH nhầm tháng.
Nội Dung
1. Báo giảm bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định khi có sự thay đổi cần báo giảm.
Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Báo giảm bảo hiểm xã hội được thực hiện khi số lượng lao động tham gia BHXH của công ty giảm hoặc chuyển đổi cơ quan BHXH. Việc này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí BHXH cho người lao động. Đồng thời, người lao động cũng có thể tham gia BHXH tại doanh nghiệp khác. Người lao động có thể đóng BHXH chỗ mới ngay sau khi được báo giảm và chốt sổ tại doanh nghiệp cũ.
2. Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện báo giảm bảo hiểm xã hội?
Doanh nghiệp cần thực hiện báo giảm trong trường hợp doanh nghiệp có người lao động chấm dứt hợp đồng. Hoặc người lao động thỏa thuận nghỉ việc không hưởng tiền lương và tạm hoãn hợp đồng từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng cũng cần thực hiện lập báo giảm.
Tuy nhiên, đối với ngày nghỉ mà người lao động được thỏa thuận gồm cả chế độ nghỉ ốm đau, thai sản hoặc chế độ hưu trí, tử tuất. Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lại các giấy tờ mà mình giữ.
Thông thường, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đối với toàn bộ khoảng thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trong trường hợp xảy ra sai sót, doanh nghiệp dễ bị truy thu về sau.
3. Báo giảm BHXH nhầm tháng điều chỉnh như thế nào?
Doanh nghiệp cần báo giảm BHXH khi có sự thay đổi giảm về số lượng người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp báo giảm BHXH nhầm tháng điều chỉnh như thế nào?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Bảo hiểm xã hội, trong trường hợp báo giảm BHXH nhầm tháng. Đơn vị đã lập hồ sơ báo giảm tham gia BHXH bắt buộc trước đó. Nhưng do sai sót dẫn đến báo giảm BHXH nhầm tháng thì đơn vị lập lại báo giảm lao động tham gia BHXH.
Ví dụ: Doanh nghiệp có người lao động nghỉ việc từ ngày 01/11/2023 nhưng do sai sót. Doanh nghiệp đã lập hồ sơ báo giảm vào ngày 01/10/2023. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần lập lại báo giảm lao động gồm báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH.
4. Trường hợp truy thu do báo giảm bhxh nhầm tháng
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định về các trường hợp truy thu. Do sự nhầm lẫn dẫn đến doanh nghiệp doanh nghiệp báo giảm BHXH nhầm tháng. Nhưng doanh nghiệp không kiểm tra và làm hồ sơ cập nhật lại.
Đối với trường hợp này, số tháng báo giảm sai lệch sẽ được xem như doanh nghiệp chưa đóng. Theo dữ liệu cơ quan BHXH thể hiện khoản này công ty đã thu của người lao động nhưng không đóng BHXH.
Chính vì vậy, trường hợp này sẽ bị truy thu BHXH. Đồng thời được xem như trường hợp trốn đóng BHXH cho người lao động. Số tiền truy thu bao gồm: số tiền phải đóng theo quy định và số tiền lãi. Tiền lãi được tính trên thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.
Những điều cần biết khi doanh nghiệp báo giảm BHXH nhầm tháng đã được chia sẻ qua bài viết trên. Việc này đối với các tập đoàn không phải lo lắng về hậu quả pháp lý khi thanh tra. BHXH TPHCM sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp được ủy quyền báo giảm với cơ quan bảo hiểm xã hội.
DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM |
Hotline: 0932.383.089 |
Email: cs@aztax.com.vn |
Website: https://bhxhtphcm.com |
Fanpage: Dịch Vụ Bảo Hiểm Xã Hội TP.HCM |