Thời điểm tăng lương thì đóng BHXH từ tháng nào là chính xác nhất?
Thời điểm tăng lương thì đóng BHXH từ tháng nào? Mức lương tháng đóng BHXH có quy định mức bắt buộc tham gia không? Bài viết này hy vọng mang đến các thông tin cần thiết về thời điểm tăng lương. BHXH TPHCM mời bạn cùng tham khảo nội dung đóng BHXH được tính từ tháng nào?
Nội Dung
1. Báo tăng lương đóng BHXH là gì?
Báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội là tăng mức lương đóng BHXH của người lao động. Khi mức lương của nhân viên được điều chỉnh thay đổi tăng. Người sử dụng lao động phải khai báo bất kỳ khoản tăng đóng góp bảo hiểm xã hội nào.
Báo tăng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến. Thông thường, báo tăng cụ thể trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
- Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.
- Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động có mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Doanh nghiệp cũng phải tiến hành báo tăng lương đóng BHXH cho người lao động.
2. Tăng lương thì đóng BHXH từ tháng nào?
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định về thời gian xác định đóng BHXH. Mức đóng BHXH căn cứ theo mức lương hàng tháng của người lao động (đủ tháng).
Trường hợp người lao động được báo tăng lương đóng BHXH vào ngày 15. Doanh nghiệp có thể báo tăng từ 15 tháng trước theo mức cũ. Nhưng sang tháng sau sẽ đóng theo mức lương mới.
Thông thường, để tránh phức tạp doanh nghiệp nên điều chỉnh ngày báo tăng lương theo tháng đủ. Còn trong trường hợp lẻ ngày, doanh nghiệp thường báo tăng đủ tháng. Vì điều này không tốn quá nhiều, nhưng vẫn khuyến khích người lao động làm việc
Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần báo tăng lương khi mức lương người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng. Đối với người lao động không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp không tính BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính vào thời gian hưởng BHXH của người lao động nên không cần báo tăng.
3. Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu
Báo tăng lương đóng BHXH hiện nay tại các doanh nghiệp khá phổ biến. Mức lương tối thiểu vùng ảnh hưởng đến việc báo tăng. Theo quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân là 6% so với lương tối thiểu vùng so với nghị định trước đó.
Doanh nghiệp phải báo tăng lương đóng bảo hiểm xã hội chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mức lương tối thiểu vùng. Chính vì vậy, khi người lao động có mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp phải tiến hành báo tăng mức lương của người lao động. Nhằm đảm bảo mức lương người lao động cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mà pháp luật quy định.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà doanh nghiệp phải tham gia tối thiểu cho người lao động. Cụ thể mức lương tối thiểu vùng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động chưa qua học nghề và làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện bình thường như sau:
Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng;
Vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng;
Vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng;
Vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội chưa có quy định về khoản mức lương đóng BHXH tối đa. Tuy nhiên, mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc phải chịu ràng buộc của một số quy định cụ thể.
Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa không quá 20 tháng lương cơ sở. Như vậy, doanh nghiệp khi báo tăng mức lương đóng BHXH cho người lao động cần căn cứ vào lương cơ sở hiện hành theo đúng quy định.
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 đã quy định thay đổi mức lương cơ sở hiện hành từ ngày 01/07/2023. Như vậy, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thời gian của mức lương cơ sở 2023 như sau:
- Từ ngày 01/01/2023 đến 30/6/2023, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.
- Từ ngày 01/7/2023 đến 31/12/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng
Qua đó, mức lương đóng BHXH tối đa trong 2 giai đoạn của năm 2023 như sau:
- Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ 01/01/2023 đến 30/06/2023 tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ 01/07/2023 đến 31/12/2023 tối đa là: 20 x 1,8 = 36 triệu đồng/tháng.
4. Mức phạt khi chậm báo tăng lao động
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt khi doanh nghiệp chậm báo tăng BHXH. Đối với trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng BHXH cho người lao động là hành vi vi phạm quy định đóng BHXH bắt buộc.
Hành vi chậm báo tăng lao động dẫn đến chậm đóng, đóng thiếu BHXH đều bị phạt hành chính. Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH thực tế. Thời gian được tính từ thời điểm lập biên bản vi phạm do cơ quan BHXH có thẩm quyền quyết định.
Mức phạt khi chậm báo tăng lao động có thể lên tới 150 triệu đồng. Khi phát hiện đơn vị sử dụng lao động có những hành vi sau đây:
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà không phải là trốn đóng.
Tăng lương thì đóng BHXH từ tháng nào là câu hỏi thường gặp đối với người lao động và doanh nghiệp hiện nay. Qua bài viết trên hy vọng mang lại các thông tin về thời gian doanh nghiệp tăng lương thì đóng BHXH từ tháng nào. Ngoài ra, BHXH TPHCM sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp được ủy quyền báo tăng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Nhằm hạn chế việc thanh tra, đảm bảo giúp doanh nghiệp giảm đáng kể số tiền phạt và các chi phí liên quan.
DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM |
Hotline: 0932.383.089 |
Email: cs@aztax.com.vn |
Website: https://bhxhtphcm.com |
Fanpage: Dịch Vụ Bảo Hiểm Xã Hội TP.HCM |