quy dinh dong bhxh cua doanh nghiep

Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp (2023)

Bảo hiểm xã hội

Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp bao gồm những gì là câu hỏi nhận được rất nhiều thắc mắc của người sử dụng lao động và người lao động. Vậy quy định đóng bảo hiểm có gì cần phải lưu ý? Hãy cùng Công ty bảo hiểm xã hội doanh nghiệp tìm hiểu nhé.

1. Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội

quy dinh ve viec tham gia bao hiem xa hoi
Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định bảo hiểm xã hội (BHXH) là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động tham gia.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định người lao động tại các doanh nghiệp là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời gian, xác định thời gian, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời gian làm việc từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, tính cả trường hợp hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện của người lao động dưới 15 tuổi theo pháp luật quy định.

– Người lao đồng làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng phải tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.

2. Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

quy dinh dong bhxh
Quy định đóng bảo hiểm xã hội

Chiếu theo Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương hàng tháng của người lao động. Trong đó bao gồm  mức đóng vào các quỹ như là hưu trí, tử tuất; ốm đau, thai sản;  tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN)

Theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp Người lao động
BHXH 18% 8%
BHYT 3% 1.5%
BHTN 1% 1%
Tổng 22% 10.5%
Tổng 32%

Như vậy, doanh nghiệp phải đóng BHXH, BHYT, BHTN với mức 22%, người lao động đóng 10.5% trên cơ sở lương của người lao động.

3. Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội

quy dịnh ve thoi gian dong bao hiem xa hoi
Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật nếu có thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ các trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 85, Luật BHXH năm 2014

Bên cạnh, căn cứ vào Khoản 5, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

4. Xử lý như thế nào khi doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội?

xu ly nhu the nao khi doanh nghiep no dong bao hiem xa hoi
Xử lý như thế nào khi doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội?

Căn cứ vào Điều 59 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định doanh nghiệp nợ đóng BHXH được xác định là khi doanh nghiệp không đóng đúng với thời gian quy định đã đăng ký ban đầu. Cụ thể như sau: doanh nghiệp đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời gian theo quy định từ 30 ngày từ 30 ngày trở lên thì bắt buộc phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH< BHYT, BHTN mà doanh nghiệp chưa đóng bao gồm:

– Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng doanh nghiệp chưa đóng đã quá thời gian quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc.

– Số tiền 2% doanh nghiệp được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, doanh nghiệp phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.

– Phương thức tính lãi: ngày đầu của mỗi tháng.

Cách tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc

Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Lcdi = (Pcdi + Lcdi – 1) x k (đồng)

Trong đó:

– Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).

– Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcdi = Plki Spsi

Trong đó:

– Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).

– Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i. Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.

– k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.

– Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.

Bài viết trên đây chúng tôi cung cấp thông tin về các quy định đóng BHXH của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho quý doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp mong muốn sử dụng dịch vụ BHXH có thể liên hệ ngay với Công ty bảo hiểm xã hội doanh nghiệp.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com