Mẫu TK3-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất cho doanh nghiệp
Mẫu TK3-TS có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp hiện nay? Lập tờ khai TK3-TS chính xác và hiệu quả nhất như thế nào? Hồ sơ đăng ký, điều chỉnh ra sao? Đây đều là những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Nội Dung
1. Mẫu TK3-TS là gì?
Căn cứ theo Quyết định 505/QĐ-BHXH, mẫu TK3-TS là tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT. Mẫu được sử dụng với mục đích kê khai chính xác, đầy đủ thông tin của doanh nghiệp khi có nhu cầu thay đổi thông tin về bảo hiểm.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành mẫu TK3-TS kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH. Theo đó, trách nhiệm lập mẫu phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị sử dụng lao động có tham gia BHXH, BHYT. Bên cạnh đó, thời điểm thích hợp để đơn vị lập mẫu là khi tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu; dời khu vực địa bàn quản lý hoặc thay đổi các thông tin liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu TK3-TS mới nhất ra sao?
Dưới đây, công ty dịch vụ Bảo hiểm xã hội xin cung cấp mẫu tờ khai TK3-TS mới nhất hiện nay. Quý bạn đọc có thể tham khảo và tải mẫu về sử dụng.
3. Hướng dẫn lập mẫu TK3-TS
- Hướng dẫn lập mẫu TK3-TS
Theo đó, đơn vị sử dụng lao động tiến hành lập tờ khai TK3-TS theo hướng dẫn như sau:
– Mục đích: nhằm kê khai các thông tin của doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hoặc thay đổi các thông tin đăng ký.
– Trách nhiệm lập mẫu: Thuộc về doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Thời gian lập mẫu: Khi đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tham gia đơn vị lần đầu; doanh nghiệp di chuyển từ địa bàn khác đến khu vực mới; khi thay đổi các thông tin của doanh nghiệp.
– Phương pháp lập mẫu:
[01]. Tên đơn vị: kê khai đầy đủ các thông tin của đơn vị tham gia.
[02]. Mã số đơn vị sử dụng lao động: mã số do cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp. Nếu doanh nghiệp chưa được cấp mã, ô này sẽ được để trống.
[03]. Mã số thuế doanh nghiệp: kê khai mã số thuế (giống mã số đơn vị) của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa được cung cấp, ô này sẽ được để trống.
Trong đó:
– Đối với các doanh nghiệp đã được cấp mã đơn vị mà mã số thuế, người thực hiện cần đồng thời hai mã vào các chỉ tiêu tương ứng.
– Nếu doanh nghiệp chưa được cung cấp mã số thuế, mã số đơn vị sẽ được cung cấp theo quy định hiện hành.
– Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã số đơn vị, sau khi được bổ sung mã số thuế thì mã đơn vị sẽ được điều chỉnh theo mã số thuế.
[04]. Địa chỉ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh: kê khai theo địa chỉ trên quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh.
[05]. Địa chỉ liên hệ, giao dịch: kê khai đầy đủ, cụ thể số nhà, đường phố, thôn, xóm; phường,… tại địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở.
[06]. Loại hình doanh nghiệp: kê khai cụ thể loại hình doanh nghiệp như Cơ quan hành chính, Đảng, đoàn; sự nghiệp công lập hoặc ngoài công lập; doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước; hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể; văn phòng đại diện tổ chức quốc tế; doanh nghiệp nhà nước;…
[07]. Số điện thoại: kê khai số điện thoại của doanh nghiệp.
[08]. Email doanh nghiệp: kê khai địa chỉ email của doanh nghiệp.
[09]. Doanh nghiệp cung cấp quyết định thành lập hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh.
+ [09.1]. Số: doanh nghiệp ghi số quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh.
+ [09.2]. Nơi cấp: ghi rõ cơ quan cấp.
[10]. Các phương thức thanh toán khác (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã kinh doanh lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp chi trả lương theo sản phẩm hoặc khoán):
+ Nếu chọn đóng 03 tháng 1 lần, doanh nghiệp đánh dấu x vào ô [10.1]
+ Nếu chọn đóng 06 tháng 1 lần, doanh nghiệp đánh dấu x vào ô [10.2]
[11]. Nội dung đăng ký thay đổi: doanh nghiệp ghi rõ nội dung đăng ký thay đổi. Có thể kể đến như tên đơn vị, loại hình, địa chỉ đơn vị,…
[12]. Các hồ sơ kèm theo: doanh nghiệp kê khai chi tiết, số lượng các giấy tờ pháp lý kèm theo.
4. Lưu ý cho doanh nghiệp khi điền mẫu TK3-TS
- Lưu ý khi điền mẫu TK3-TS
Theo đó, khi doanh nghiệp điền mẫu TK3-TS, cần lưu ý các điểm sau đây:
– Khi thay đổi các thông tin, doanh nghiệp cần kê khai các mục mã số thuế đơn vị và các chỉ tiêu thuộc mục [1], [2], [9] và [10].
– Đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
– Sau khi kê khai, giấy tờ bắt buộc bao gồm chữ ký, được đóng dấu bởi Thủ trưởng đơn vị.
5. Hồ sơ thực hiện điều chỉnh, đăng ký đóng BHXH, BHYT
- Hồ sơ thực hiện đăng ký đóng mẫu
Căn cứ theo Điều 23 Quyết định 505/QĐ-BHXH, ngoài mẫu TK3-TS, các đơn vị tham gia, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT còn cần soạn thảo, chuẩn bị các biểu mẫu, văn bản như sau:
– Tờ khai đơn vị điều chỉnh, tham gia bổ sung thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
– Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản bảo hiểm hỗ trợ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp;
– Bảng kê khai thông tin hoàn chỉnh, cụ thể.
Theo đó, đơn vị sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ như trên. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý tại địa bàn đăng ký trên giấy phép.
Theo quy định, thời gian doanh nghiệp nộp hồ sơ là trong 30 ngày kể từ ngày thỏa thuận hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, thời gian này có thể tính từ ngày có hiệu lực quyết định tuyển dụng.
Vừa rồi, công ty dịch vụ làm bảo hiểm xã hội đã cung cấp về “mẫu TK3-TS”. Hy vọng rằng, chúng tôi đã mang đến các thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Từ đó, ngăn chặn và phòng tránh các vi phạm không đáng có. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ Bảo hiểm xã hội, liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trọn gói!
DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM Hotline: 0932.383.089 Email: cs@aztax.com.vn Website: https://bhxhtphcm.com Fanpage: Dịch Vụ Bảo Hiểm Xã Hội TP.HCM