Mức bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng là bao nhiêu?
Mức bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng là bao nhiêu? Khi sử dụng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên tại đơn vị. Dịch vụ BHXH TP.HCM xin gửi đến thông tin chi tiết về mức đóng BHXH của doanh nghiệp.
Nội Dung
1. Khi nào doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một chế độ bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Trong đó, người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia. Mục đích của bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp cho người lao động một khoản thu nhập do ốm đau, thai sản, bệnh tật,…
Tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 nêu cụ thể các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Theo quy định trên, nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, khi các bên giao kết hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; cả người lao động và doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng hiện nay là bao nhiêu?
Mức doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội căn cứ dựa trên tiền lương hàng tháng của người lao động. Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội đối với từng đối tượng là khác nhau.
2.1 Đối với lao động Việt Nam
Tiền BHXH đóng vào quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS); quỹ hưu trí, tử tuất (HT-TT); quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm tai nạn (BHTN). Tỷ lệ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội được thể hiện như sau:
Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay là 32%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5% mức tiền lương tham gia bảo hiểm. Như vậy, mức bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng là 21,5% tiền lương tháng tham gia BHXH.
2.2 Đối với lao động là người nước ngoài
Đối với người lao động nước ngoài, hiện nay tiếp tục đóng vào quỹ BHYT, quỹ hưu trí. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài trích đóng vào quỹ ốm đau; quỹ hưu trí; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Ngoài trừ quỹ bảo hiểm thất nghiệp không phải trích đóng.
Như vậy, mức bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng cho người lao động nước ngoài là 20,5% tiền lương tháng tham gia BHXH. Cụ thể:
– 14% đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
– 3% đóng vào quỹ ốm đau, thai sản.
– 0,5% đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– 3% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu và tối đa được quy định thế nào?
3.1 Mức lương tối đa tham gia BHXH là bao nhiêu?
Tại mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST, trường hợp tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn 20 lần lương cơ sở thì mức lương tính đóng BHXH bắt buộc bằng 20 lần lương cơ sở. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức lương tháng đóng BHTN sẽ bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Như vậy, Nhà nước quy định mức lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Mức lương cơ sở theo quy định hiện hành là 1.800.000đ/tháng. Vì thế tiền lương tháng tham gia BHXH bắt buộc tối đa là 36.000.000 đồng/tháng.
3.2 Mức lương tối thiểu tham gia BHXH là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, đối với người lao động làm những công việc, chức vụ đơn giản trong điều kiện lao động bình thường thì tiền lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Theo đó,
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng nào thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định tại vùng đó.
Đơn vị hoạt động tại khu công nghệ cao, khu kinh tế hoạt động trên những địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau sẽ áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
– Trường hợp người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương cố định (theo giờ, theo ngày, theo tháng, lương khoán) thì mức lương đang trả theo từng hình thức trả lương này tính theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ mà Nhà nước quy định.
– Rà soát lại những quy định trong hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; những quy chế, quy định của đơn vị sử dụng lao động để bổ sung một cách hợp lý. Không được hủy bỏ hoặc cắt giảm các chế độ lương thưởng khi làm thêm giờ và những chế dộ khác theo quy định của Luật Lao động.
Trên đây là những chia sẻ của Dịch vụ BHXH TP.HCM về mức bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải đóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần được hỗ trợ. Liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin bên dưới, để được nhân viên tư vấn, giải đáp tận tình.
DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM |
Hotline: 0932.383.089 |
Email: cs@aztax.com.vn |
Website: https://bhxhtphcm.com |
Fanpage: Dịch Vụ Bảo Hiểm Xã Hội TP.HCM |