Cách tính bảo hiểm xã hội doanh nghiệp theo quy định mới nhất [2023]
Cách tính đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp chính là vấn đề được rất nhiều chủ sở hữu quan tâm và đặt nhiều dấu chấm hỏi. Vậy, cách tính đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp theo quy định mới nhất như thế nào? Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu? Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết!
Nội Dung
1. Quy định của nhà nước về việc tham gia BHXH bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu thuộc các nhóm sau:
– Người làm động làm việc theo hợp đồng thỏa thuận không xác định hoặc có xác định thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Trường hợp hợp đồng được ký kết giữa chủ doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi cũng được xét vào nhóm đối tượng này.
– Người lao động làm việc từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng theo hợp đồng ký kết.
Song song đó, Bảo hiểm y tế cũng là hình thức bảo hiểm bắt buộc áp dụng cho các đối tượng theo quy định. Hình thức bảo hiểm này sẽ không vì mục đích lợi nhuận cho Nhà nước, chủ yếu phục vụ, cung cấp các quyền lợi về sức khỏe cho người tham gia.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế số 15/2008/QH12 có quy định:
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).
Như vậy, người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 3 tháng trở lên theo hợp đồng thuộc nhóm đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc. Bên cạnh đó, cả người lao động và chủ doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm đóng các khoản bảo hiểm tham gia theo quy định của pháp luật.
2. Cách xác định tiền lương tính bảo hiểm xã hội doanh nghiệp hàng tháng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa trên tiền lương tháng của người lao động. Bên cạnh đó, quy định tại khoản 2 Điều 89 tại luật này cũng nêu rõ:
Từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm các khoản sau:
– Mức tiền lương của người lao động nhận hằng tháng;
– Các khoản phụ cấp thỏa thuận trong quá trình làm việc;
– Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Công thức tính BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp theo tháng
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ có sự điều chỉnh từ 1/7/2023 như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng năm 2023 (theo tháng) |
I | 4.680.000 đồng |
II | 4.160.000 đồng |
III | 3.640.000 đồng |
IV | 3.250.000 đồng |
Thực tế hiện nay, đa số doanh nghiệp đang thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên mức lương tối thiểu vùng hàng tháng. Theo đó, việc tăng mức lương vùng năm 2023 sẽ đồng thời tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3.1. Mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc sẽ được quy định như sau:
– Người lao động làm công việc, chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường: Mức tiền lương tháng đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Người lao động làm việc hoặc chức danh phải trải qua quá trình học nghề, đào tạo: Mức tiền lương tháng đóng BHXH phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
– Người lao động làm công việc, chức danh có điều kiện lao động như sau:
+ Môi trường, điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc: Phải cao hơn ít nhất 5% mức lương công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện bình thường.
+ Môi trường, điều kiện lao động đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc: Phải cao hơn ít nhất 7% mức lương công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện bình thường.
3.2. Mức lương tháng tối đa đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa sẽ bằng 20 tháng lương cơ sở.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Nghị quyết 69/2022/QH15, mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng. Trong đó, mức lương cơ sở đã được thông qua năm 2023 được chia ra thành hai giai đoạn như sau:
Thời điểm | Mức lương cơ sở tháng |
1/1/2023 – 30/6/2023 | 1.490.000 đồng |
1/7/2023 – 31/12/2023 | 1.800.000 đồng |
Từ đó, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa sẽ áp dụng tùy vào giai đoạn như sau:
Thời điểm | Mức lương đóng BHXH bắt buộc (theo tháng) |
1/1/2023 – 30/6/2023 | 1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng |
1/7/2023 – 31/12/2023 | 1.800.000 x 20 = 36.000.000 đồng |
4. Cách tính đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cần đóng
4.1. Cách tính đối với người lao động, cá nhân Việt Nam
Căn cứ theo Quyết định 959/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH được quy định cụ thể như sau:
– Mức đóng BHXH 26% trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Mức đóng BHYT 4,5% trong đó người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.
– Mức đóng BHTN 2% trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%.
Mức đóng BHXH đối với người lao động Việt Nam sẽ được tổng hợp thành bảng dưới đây:
Đơn vị sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1,5% |
20,5% | 10,5% | ||||||||
TỔNG: 32% |
4.2. Cách tính đối với người lao động, cá nhân nước ngoài
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2022, người lao động nước thuộc nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tần suất cho nghĩa vụ này là hằng tháng.
Theo đó, căn cứ tại Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động nước ngoài hiện công tác ở Việt Nam cũng thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Theo đó, đối tượng này cần trích đóng vào quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lần lượt là 1,5% và 1% mức lương tháng tính đóng BHXH.
Mức đóng BHXH đối với cá nhân nước ngoài, lao động tại Việt Nam sẽ được tổng hợp thành bảng dưới đây:
Đơn vị sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | – | 3% | 8% | – | – | – | 1,5% |
20,5% | 9,5% | ||||||||
TỔNG: 30% |
Công ty Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp đã cung cấp các thông tin về cách tính bảo hiểm xã hội doanh nghiệp. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng quý doanh nghiệp sẽ nắm rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này. Đồng thời, thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH nghiêm túc, chính xác. Dưới đây là một số bài viết khác về Bảo hiểm xã hội mà quý doanh nghiệp có thể lựa chọn xem qua.
DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM Hotline: 0932.383.089 Email: cs@aztax.com.vn Website: https://bhxhtphcm.com Fanpage: Dịch Vụ Bảo Hiểm Xã Hội TP.HCM