Gộp sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội 2022 và những điều cần lưu ý

Gộp sổ bảo hiểm

Xã hội phát triển thì cũng có nhiều vấn đề đòi hỏi con người phải đáp ứng theo, trong đó việc gộp sổ bảo hiểm xã hội là một nhu cầu rất được nhiều người quan tâm. Người lao động có thể liên hệ các trung tâm dịch vụ bảo hiểm để được hỗ trợ trong vấn đề này, ngày nay có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ về các khó khăn trong các thủ tục bảo hiểm nhằm giảm bớt được khó khăn, tối ưu thời gian cho người lao động.

1. Gộp sổ bảo hiểm xã hội được hiểu là như thế nào?

Do mỗi cá nhân chỉ có một sổ bảo hiểm, nhưng không ít người lao động do nhiều lần đổi việc nên hiện nay vẫn có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên. Để đảm bỏ được các quyền lợi từ bảo hiểm xã hội vì quy định mỗi cá nhân chỉ có một sổ thì người lao động có thể làm các thủ tục để gộp sổ bảo hiểm nhằm ổn định quyền lợi của mình. 

Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì?

2. Khi có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện như thế nào?

Khi cá nhân người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên thì người lao động nên làm hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội để tránh mất quyền lợi của mình, người lao động nên thực hiện theo đúng thủ tục. 

Về phía hồ sơ, người lao động nên chuẩn bị mẫu TK1-TS (tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, tất cả sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động có, mẫu D01-TS (bảng kê thông tin đối với doanh nghiệp).

Về địa điểm nộp hồ sơ thì người lao động có thể nộp tại các cơ quan bảo hiểm quận, huyện hoặc liên hệ với dịch vụ bảo hiểm tại nơi ở để được hỗ trợ 

Về các bước thực hiện thì người lao động có thể thực hiện qua 2 bước :

Bước thứ nhất là bước chuẩn bị và nộp hồ sơ, người lao động chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và nộp cho các đơn vị BHXH nơi tham gia.

Bước thứ hai là bước các cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Theo như thời gian quy định sẽ là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội ở các tỉnh khác nhau nơi người lao động làm việc thì không quá 45 ngày thì người lao động sẽ được cấp sổ mới. 

Thủ tục gộp sổ là gì?
Thủ tục gộp sổ là gì?

3. Có phải nộp sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ sang công ty mới không?

Mỗi cá nhân sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội để đóng, theo dõi, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong sổ bảo hiểm sẽ ghi rõ thời gian, mức đóng  bảo hiểm. Khi người lao động làm việc ở một công ty mới thì doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm. Có nghĩa là cần bổ sung sổ để thay đổi về thời gian, mức đóng. 

Mỗi cá nhân chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội, khi người lao động làm việc ở công ty mới thì không cần cung cấp sổ bảo hiểm xã hội mà chỉ cần cung cấp số sổ. Nếu công ty làm sổ bảo hiểm mới thì công ty có trách nhiệm sẽ gộp sổ bảo hiểm của người lao động, nhằm giúp cho người lao động hưởng đầy đủ chế độ của bảo hiểm xã hội. 

Có phải nộp sổ bảo hiểm ở công ty mới không?
Có phải nộp sổ bảo hiểm ở công ty mới không?

Điều trên đã được quy định rõ tại khoản 4 Điều 46 quyết định 595/2017/QĐ-BHXH.

4. Khi người lao động có 2 sổ bảo hiểm trùng nhau thì có gộp sổ bảo hiểm xã hội được không?

Đối với trường hợp này khi người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng trùng nhau, thì công ty cũ của bạn phải có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ đúng thời hạn để bạn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới. Nhưng nếu công ty cũ chưa trả sổ thì có nghĩa người lao động đóng đồng thời hai sổ bảo hiểm. 

Ở trường hợp này người lao động phải tiến hành gộp sổ bảo hiểm theo các thủ tục như trên chứ không được phép hủy sổ bảo hiểm xã hội. 

Có gộp bảo hiểm xã hội khi có 2 sổ trùng nhau không?
Có gộp bảo hiểm khi có 2 sổ trùng nhau không?

5. Những vấn đề về gộp sổ bảo hiểm xã hội đúng lúc mà người lao động cần quan tâm

5.1 Giải quyết hậu quả như thế nào nếu có 2 người dùng chung bảo hiểm xã hội 

Ngày nay có nhiều trường hợp xảy ra khi có hai người dùng chung sổ bảo hiểm xã hội là người thân, vợ chồng thì cần hiểu rõ để tránh thiệt hại về chính sách bảo hiểm của bản thân.

Trong trường hợp người lao động cho mượn sổ bảo hiểm xã hội và sử dụng chung sổ bảo hiểm nhưng khác tuyến, nếu người mượn sổ làm mất sổ thì chủ của sổ phải huỷ sổ cũ hoặc gộp 2 sổ thành một.

Người lao động có thể thực hiện huỷ sổ theo quy định tại các quan bảo hiểm, nhưng người lao động cần lưu ý là khi huỷ sổ thì người lao động sẽ không được hưởng bất cứ lợi ích gì từ sổ bảo hiểm cũ. 

Cho nên ở trường hợp này người lao động có thể thực hiện gộp sổ bảo hiểm để được hưởng những trợ cấp từ sổ bảo hiểm cũ, theo các thủ tục gộp sổ đã được nêu trên. 

5.2 Không gộp sổ bảo hiểm thì có ảnh hưởng đến quyền lợi không?

Việc này ảnh hưởng cấp bách đến quyền lợi của người lao động, khi có hai sổ bảo hiểm trở lên mà không thực hiện gộp sổ thì sẽ gây mất thời gian đối với người lao động. 

Vì khi người lao động muốn hưởng bất cứ một chế độ nào từ bảo hiểm xã hội, thì cơ quan bảo hiểm cũng phải yêu cầu người lao động gộp sổ để hưởng những chính sách của bảo hiểm. Cho nên việc gộp sổ sớm là vô cùng cần thiết và quan trọng. 

Dịch vụ bảo hiểm xã hội cá nhân sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ người lao động trong việc gộp sổ bảo hiểm xã hội, với nhiều năm kinh nghiệm công ty sẽ đồng hành tư vấn và cùng với người lao động giải quyết những vướng mắc, khó khăn về các dịch vụ bảo hiểm. Người lao động nên cập nhật thông tin bảo hiểm thường xuyên để không mất quyền lợi của bản thân. 

Người lao động có thể liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, tối ưu và hiệu quả. 

Bên cạnh đó, chúng tôi còn triển khai tổng đài hỗ trợ giải đáp thắc mắc miễn phí hoặc tư vấn về dịch vụ khi người lao động và doanh nghiệp có nhu cầu, vui lòng để lại thông tin ngay bên dưới:

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com