bao tang muc dong bao hiem xa hoi

Báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp mới nhất hiện nay

Bảo hiểm xã hội

Báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp là gì? Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện báo tăng mức đóng cho người lao động? Pháp luật hiện nay cũng có những quy định cụ thể về việc báo tăng mức đóng BHXH. Sau đây, BHXH TPHCM  hy vọng bài viết này có thể mang đến các thông tin về báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội.

1. Báo tăng lương đóng bảo hiểm xã hội là gì?

bao tang luong dong bao hiem xa hoi la gi
Báo tăng lương đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Lương tham gia BHXH là mức lương được ghi trong hợp đồng lao động. Hợp đồng đã được thỏa thuận điều chỉnh tăng giữa 2 bên. Đồng thời mức lương này dùng để đóng BHXH theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ điều chỉnh tăng mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

ho so dieu chinh tang muc dong bhxh
Hồ sơ điều chỉnh tăng mức đóng BHXH

Căn cứ mục 1.3 Quyết định 896/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ điều chỉnh tăng mức lương. Đối tượng làm hồ sơ gồm người lao động và người sử dụng lao động. Thành phần hồ sơ báo tăng lương đóng bảo hiểm xã hội gồm:

Người lao động:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
  • Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Đơn vị sử dụng lao động:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS)
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Thời hạn báo tăng được pháp luật quy định tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13. Doanh nghiệp thực hiện báo tăng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ.

3. Thủ tục điều chỉnh lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

thu tuc dieu chinh muc dong bhxh
Thủ tục điều chỉnh mức đóng BHXH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh tăng lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp hơn quy định. Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên để nộp cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện điều chỉnh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có nhiều hình thức nộp hồ sơ để điều chỉnh báo tăng BHXH. Cụ thể, thủ tục nộp hồ sơ gồm các hình thức:

  • Phương pháp trực tuyến: Doanh nghiệp lập hồ sơ và gửi tại Cổng dịch vụ công của bảo hiểm xã hội hoặc qua tổ chức I-VAN.
  • Phương pháp qua bưu chính: Doanh nghiệp vẫn thực hiện chuẩn bị hồ sơ như trên. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ qua bưu điện vận chuyển.
  • Phương pháp trực tiếp: Doanh nghiệp nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan BHXH. Các cơ quan tiếp nhận thường là cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp phải tiến hành làm hồ sơ báo tăng trong thời hạn 30 ngày sau khi kết giao hợp đồng lao động. Doanh nghiệp bổ sung hồ sơ báo tăng trong thời hạn không quá 03 ngày. Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH tiến hành tiếp nhận và giải quyết.

Sau khi nộp hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật thì doanh nghiệp chờ giải quyết. Căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 về thời hạn giải quyết. Từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận hồ sơ, yêu cầu lao động báo tăng phải được giải quyết trong thời gian 10 ngày.

Bước 4: Nhận kết quả điều chỉnh báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội

Sau thời hạn giải quyết hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo kết quả. Kết quả này được cơ quan BHXH gửi đến cho doanh nghiệp. Khi đó, các dữ liệu mới sẽ được cập nhật trên hệ thống quản lý của cơ quan BHXH.

Người sử dụng lao động và người lao động có thể tiến hành kiểm tra dữ liệu. Dữ liệu được cập nhật có thể kiểm tra trên Cổng thông tin dịch vụ Quốc gia hoặc ứng dụng VSSID hiện nay.

4. Các trường hợp áp dụng điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội

cac truong hop ap dung dong bhxh
Các trường hợp áp dụng đóng BHXH

Mức lương theo hợp đồng lao động thay đổi

Mức lương theo hợp đồng lao động tăng lên là một trường hợp cần điều chỉnh lương đóng BHXH. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm làm thủ tục điều chỉnh kịp thời mức lương đóng BHXH cho người lao động.

Việc thực hiện thủ tục khai báo tăng mức đóng BHXH với mục đích đảm bảo quyền lợi người lao động. Đảm bảo người lao động tăng lương được cơ quan BHXH chi trả đúng với mức lương đóng BHXH. Vì mức lương đóng BHXH ảnh hưởng đến chế độ và hưởng quyền lợi bảo hiểm về sau.

Việc báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội giúp cho doanh nghiệp hạn chế bị truy thu. Nếu người sử dụng lao động bị cơ quan BHXH truy thu do không hoặc chậm báo tăng mức đóng, thì doanh nghiệp đều phải chịu tiền lãi.

Mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng có sự thay đổi

Mức lương tối thiểu vùng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương đóng BHXH của người lao động. Chính vì thế, người sử dụng lao động cần phải căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng. Qua đó điều chỉnh đúng mức đóng BHXH cho người lao động theo pháp luật.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định gồm:

  • Mức lương tháng đóng BHXH của người lao động tối thiểu phải bằng với mức lương tối thiểu vùng.
  • Mức lương tháng đóng BHXH của người lao động tối đa không vượt quá 20 tháng lương cơ sở.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng (theo tháng) là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động. Điều này áp dụng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Việc đó nhằm bảo đảm chế độ mà người lao động được hưởng xứng đáng , phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp nhằm hạn chế vấn đề truy thu về sau. Qua bài viết trên hy vọng mang lại các thông tin bổ ích về báo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, BHXH TPHCM sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp được ủy quyền báo tăng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Nhằm hạn chế việc thanh tra, đảm bảo giúp doanh nghiệp giảm đáng kể số tiền phạt và các chi phí liên quan.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com