Lập hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

Thủ tục tự làm bảo hiểm thai sản – 4 bước kỹ càng

Bảo hiểm thai sản

Ngoài các mẹ bầu; thủ tục tự làm bảo hiểm thai sản cũng được các ông bố, ông chồng hiện đại rất quan tâm. Liệu có khó khăn như các bạn vẫn nghĩ? Cách thức tra cứu tiền bảo hiểm thai sản ra sao? Nhận tiền bảo hiểm thai sản ở đâu? Tất cả sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết này. Đừng lo lắng, hãy đọc vì quyền lợi của bạn.

1. Bảo hiểm thai sản là gì? 

Bảo hiểm thai sản là gì? - Thủ tục tự làm bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản là gì? – Thủ tục tự làm bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản (BHTS) nói một cách đơn giản chính là quyền lợi tốt nhất cho phụ nữ có ý định sinh con, nuôi con nuôi dưới 6 tháng, mang thai hộ, thực hiện biện pháp tránh thai và cho cả lao động nam khi có vợ sinh con; được hưởng khi tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) do người sử dụng lao động đăng ký. 

Lưu ý: 

a) Các đối tượng đã kể trên phải đảm bảo có thời gian đóng BHXH tối thiểu 6 tháng đến 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

b) Nếu đối tượng là lao động nữ (đã đóng BHXH từ 12 tháng trở lên), sau khi sinh con không đảm bảo sức khỏe, phải nghỉ việc để dưỡng thai (có chỉ định của bệnh viện, bác sĩ) thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trước khi sinh.

Bạn có thể tham khảo thêm nếu muốn: Quy định về việc mất sổ BHXH

2. Thủ tục tự làm bảo hiểm thai sản – 4 bước kỹ càng

Bước 1: Lập hồ sơ – Cần chuẩn bị những gì? Thời hạn bao nhiêu ngày?

Lập hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Lập hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

TH1: Trường hợp sảy thai, bỏ thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai

a) Điều trị nội trú

– Chuẩn bị bản sao giấy ra viện, giấy chuyển viện hoặc chuyển tuyến (nếu có).

b) Điều trị ngoại trú

– Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

– HOẶC bản sao của giấy ra viện có chỉ định nghỉ ngơi dưỡng sức sau thời gian điều trị nội trú của bác sĩ.

TH2: Trường hợp sau sinh

a) Sinh con bình thường

– Bản sao giấy khai sinh, trích lục giấy khai sinh;

Hoặc

– Bản sao giấy chứng sinh.

b) Con chết sau sinh 

– Bản sao giấy khai sinh, trích lục giấy khai sinh;

– Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử của con.

c) Mẹ chết sau sinh 

– Bản sao giấy khai sinh, trích lục giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh;

– Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ.

d) Người mẹ nghỉ việc dưỡng thai

– Bản sao giấy ra viện, hồ sơ bệnh án nếu điều trị nội trú;

– Bản chính giấy nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản chính biên bản giám định y khoa nếu điều trị ngoại trú.

e) Người mẹ mang thai hộ

– Bản sao giấy khai sinh, trích lục giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh;

– Bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Văn bản xác nhận thời điểm bàn giao con.

TH3: Trường hợp nữ lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi

– Bản sao giấy tờ chứng nhận việc nuôi con.

TH4: Trường hợp lao động nam (đã đóng BHXH) có vợ sinh con

Lao động nam có vợ sinh con - Thủ tục tự làm BHTS
Lao động nam có vợ sinh con – Thủ tục tự làm BHTS

Người này sẽ được nghỉ việc chế độ thai sản, theo các trường hợp sau:

a) Vợ sinh thường

– Bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

b) Vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi (sinh non)

– Bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh của con;

– Giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh chứng minh việc sinh con phẫu thuật hoặc con chưa đủ 32 tuần tuổi.

c) Con chết sau khi sinh

– Trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy ra viện của mẹ.

d) Người lao động nam sẽ được hưởng trợ cấp một lần (nếu đủ điều kiện)

– Hồ sơ chuẩn bị hồ sơ như mục a), c).

*Thời hạn là trong vòng 45 ngày kể từ này quay trở lại làm việc, người lao động cần nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan làm việc.

Bước 2: Nộp hồ sơ – Nộp cho ai và nộp ở đâu?

Nộp hồ sơ làm bảo hiểm thai sản ở đâu?
Nộp hồ sơ làm bảo hiểm thai sản ở đâu?

TH1: Nếu là người lao động

– Thời hạn 45 ngày từ ngày quay trở lại làm việc, người lao động phải nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan làm việc. Doanh nghiệp trong 10 ngày từ khi nhận được hồ sơ từ người lao động, phải nộp cho cơ quan BHXH.

TH2: Nếu đã thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con

– Người lao động tự nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan BHXH.

Tham khảo thêm về Hồ sơ làm lại sổ bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết – Mất thời gian bao lâu?

Thời gian tiếp nhận hồ sơ tự làm bảo hiểm thai sản là bao lâu?
Thời gian tiếp nhận hồ sơ tự làm bảo hiểm thai sản là bao lâu?

– Thời hạn là 10 ngày từ khi nhận được hồ sơ từ doanh nghiệp, cơ quan BHXH phải giải quyết và chi trả tiền cho người lao động (trừ trường hợp thanh tra, doanh nghiệp cần bổ sung hồ sơ).

– Thời hạn là 5 ngày từ khi nhận được hồ sơ từ người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con.

Xem chi tiết thêm về Thời gian giải quyết hồ sơ chế độ thai sản.

Bước 4: Nhận tiền bảo hiểm – Nhận tiền bảo hiểm thai sản ở đâu?

– Thông qua tài khoản ATM của người lao động;

– Thông qua cơ quan làm việc;

Lưu ý: chỉ nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH nếu là trường hợp đặc biệt, ví dụ nếu đã thôi việc trước thời điểm sinh con.

3. Cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản như thế nào?

Tra cứu tiền bảo hiểm thai sản như thế nào?
Tra cứu tiền bảo hiểm thai sản như thế nào?

Cách 1: Bạn có thể tra cứu tiền bảo hiểm thai sản trực tuyến, làm theo các bước hướng dẫn sau:

B1: Truy cập appstore/CHplay trên ứng dụng điện thoại

B2: Tìm và tải ứng dụng “VSSID”

B3: Mở ứng dụng, nhấn “đăng ký”

B4: Điền tờ khai đăng ký trực tuyến, nộp tờ khai.

B5: Chờ kết quả xử lý từ BHXH. Cơ quan BHXH sẽ gửi tin nhắn bao gồm tài khoản và mật khẩu cho số điện thoại đăng ký.

B6: Đăng nhập ứng dụng bằng tài khoản và mật khẩu đã có (nhập OTP nếu có yêu cầu).

B7: Truy cập vào phần “Thông tin hưởng”

B8: Nhấn vào mục “ODTS” tức là “Ốm đau thai sản”

Nếu ở bước 8 bạn thấy hiện ra bảng thông tin bao gồm ngày quyết định, tên doanh nghiệp và số tiền hưởng thai sản tức là hồ sơ đã được duyệt. Ngược lại, nếu chưa có, bạn cần liên hệ lại doanh nghiệp về việc nộp hồ sơ.

Cách 2: Bạn có thể tra cứu trạng thái hồ sơ thai sản qua tin nhắn điện thoại, theo cú pháp:

BH <dấu cách> HS <dấu cách> {Mã hồ sơ} gửi 8079

VD: BH HS 03524_G/2021/04904

4. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục tự làm bảo hiểm thai sản

Thủ tục tự làm bảo hiểm thai sản hiện nay đã không còn phức tạp như trước, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ để bảo đảm quyền lợi cho chính mình. Nếu còn những thắc mắc về vấn đề bảo hiểm thai sản này. Các bạn hãy tham khảo thêm về Dịch vụ làm bảo hiểm thai sản. Hoặc gọi ngay cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội hoặc hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm xã hội, vui lòng để lại thông tin trong form bên dưới:

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com