Thủ tục hồ sơ làm bảo hiểm thai sản

Thủ tục hồ sơ làm bảo hiểm thai sản – Thời hạn nộp hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ chế độ thai sản

Thủ tục làm bảo hiểm thai sản mới nhất năm 2022 như thế nào? Hồ sơ làm bảo hiểm thai sản bao gồm những gì? Thời hạn nộp hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ chế độ thai sản mới nhất ra sao? Tất tần tật những câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động

thủ tục làm bảo hiểm thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động

Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Lao động nữ mang thai.

b. Lao động nữ sinh con.

c. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

d. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

e. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

f. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Lưu ý (*): Các trường hợp b, c, d phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp b, c được chỉ định nghỉ dưỡng thai thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Hồ sơ làm bảo hiểm thai sản người lao động cần chuẩn bị

a. Đối với lao động nữ khi sinh con:

Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc).
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con (photo công chứng).
  • Đối với trường hợp lao động nữ đã chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh: Sổ hộ khẩu (sổ tạm trú) + giấy CMND

b. Đối với lao động nữ khi đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trưởng hợp điều trị ngoại trú.
  • Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

c. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

d. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con: bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ quan y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

3. Hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm thai sản

Trường hợp người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, thủ tục làm bảo hiểm thai sản bao gồm:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp (trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động).

Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành báo giảm thai sản cho người lao động.

Bước 3: Lập hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo mẫu phiếu giao nhận của bảo hiểm xã hội.

Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận quản lý doanh nghiệp.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi, thủ tục làm bảo hiểm thai sản bao gồm:

Bước 1: Công ty cũ đã tiến hành báo giảm – chốt sổ bảo hiểm xã hội và có quyết định thôi việc đối với người lao động trước khi sinh con.

Bước 2: Cá nhân người lao động nộp hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội (nếu công ty cũ chưa chốt sổ cho người lao động).

Bước 3: Người lao động lập hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo mẫu phiếu giao nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận nơi người lao động cư trú (có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú).

4. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đối với lao động nữ đã chấm dứt hợp đồng trước khi sinh (đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh và đã báo giảm hẳn – chốt sổ bảo hiểm xã hội): sau khi sinh có thể chuẩn bị hồ sơ nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.       

5. Hình thức nộp hồ sơ làm bảo hiểm xã hội

Nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp qua đường bưu điện, tuỳ theo từng cơ quan bảo hiểm xã hội.

6. Thời gian giải quyết hồ sơ chế độ thai sản

Cơ quan bảo hiểm xã hội quyết toán hồ sơ làm bảo hiểm thai sản cho doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).

7. Hình thức nhận trợ cấp bảo hiểm thai sản

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chuyển khoản trực tiếp qua tài khoản của công ty và trả kết quả hồ sơ về cơ quan nơi lao động nữ đang làm việc.

Đối với lao động nữ chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh: cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chuyển khoản trực tiếp qua tài khoản của lao động nữ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại nơi cư trú.

Hi vọng với những thông tin mới nhất về hồ sơ, thủ tục làm bảo hiểm thai sản mà công ty AZTAX chúng tôi chia sẻ ở trên, sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc mà hiện nay nhiều người lao động đang gặp phải.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhân viên tư vấn hỗ trợ sớm nhất!

| HOTLINE: 0932 383 089 – EMAIL: cs@aztax.com.vn 

>> Bạn nên xem thêm: