Hồ sơ thanh tra sổ bảo hiểm xã hội

Thanh tra sổ Bảo hiểm Xã hội những điều cần lưu ý 

Bảo hiểm xã hội

Ngày nay việc sử dụng sổ Bảo hiểm Xã hội ngày càng gia tăng, việc thanh tra sổ Bảo hiểm Xã hội sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm minh trong quá trình tham gia bảo hiểm. Dịch vụ bảo hiểm cá nhân sẽ cung cấp cho người lao động, doanh nghiệp những lưu ý trong quá trình thanh tra nhằm đảm bảo quyền lợi thông qua nội dung bài viết sau.

1. Hồ sơ cho quá trình thanh tra

Khi có yêu cầu thanh tra Bảo hiểm Xã hội, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

– Nội quy lao động;

– Thang bảng lương;

– Thỏa ước lao động;

– Danh sách lao động có theo dõi ngày làm và ngày nghỉ;

– Hợp đồng lao động;

– Bảng chấm công;

– Bảng lương chi tiết;

 – Các quyết định về phụ cấp cho người lao động;

– Báo cáo tài chính phần chi phí lương;

– Quyết toán thuế thu nhập cá nhân;

– Các phiếu chi, giấy tờ liên quan đến chế độ thai sản, ốm đau, các chế độ liên quan đến Bảo hiểm Xã hội;

– Các phiếu chi liên quan đến việc thanh toán chế độ cho người nghỉ việc;

– Biên bản kiểm tra của các đoàn khác có liên quan trước đó (nếu có).

Hồ sơ thanh tra sổ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ thanh tra sổ Bảo hiểm Xã hội

Bên cạnh đó người lao động có thể tìm hiểu về các hồ sơ liên quan như:

2. Quy trình thanh tra sổ Bảo hiểm Xã hội

Quy trình thanh tra được thực hiện như sau:

– Bước 1: Cơ quan thanh tra yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ trên

– Bước 2: Cán bộ thanh tra so sánh các giấy tờ với thực tế tại công ty như:

+ So sánh mức lương trên hợp đồng với bảng lương có khớp không;

+ Kiểm tra các khoản phụ cấp có đóng Bảo hiểm Xã hội không;

+ Kiểm tra ngày nghỉ chế độ Bảo hiểm Xã hội có trùng ngày đi làm không;

+ Kiểm tra số lượng nhân viên trên quyết toán thuế thu nhập cá nhân phải trùng khớp;

+ Kiểm tra chi tiết lương.

– Bước 3: Cán bộ kiểm tra ngày nghỉ phép trả đủ và đúng theo đối tượng lao động không

– Bước 4: Kiểm tra ngày nghỉ lễ tết có đúng không, có trả đúng chế độ nếu đi làm

– Bước 5: Kiểm tra việc làm thêm của người lao động có được doanh nghiệp yêu cầu và có trả lương đúng quy định không 

– Bước 6: Kiểm tra hợp đồng thời vụ những người không đóng Bảo hiểm Xã hội

– Bước 7: Kiểm tra hợp đồng thử việc đúng hay sai

– Bước 8: Kiểm tra đầy đủ hồ sơ của từng đối tượng lao động

– Bước 9: Kiểm tra thang bảng lương có đúng nhóm đối tượng, đúng cấp bậc không

– Bước 10: Kiểm tra nội quy đúng đối tượng, đúng luật

– Bước 11: Kiểm tra bản công ngày nghỉ chế độ thai sản, ốm đau có trùng không

– Bước 12: Kiểm tra những người không đóng bảo hiểm thuộc đối tượng nào, có phải thuộc đối tượng không đóng không.

Quy trình thanh tra 
Quy trình thanh tra

3. Thanh tra bảo hiểm nhằm mục đích gì?

Việc thanh tra Bảo hiểm Xã hội nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quá trình tham gia bảo hiểm. Việc thanh tra xem xét quá trình tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp có tuân thủ chế độ bảo hiểm bắt buộc của người lao động không. Nếu không sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề này. 

Thanh tra sổ bảo hiểm xã hội nhằm mục đích gì
Thanh tra sổ Bảo hiểm Xã hội nhằm mục đích gì

Ngoài ra những vấn đề hiện cũng rất thu hút sự quan tâm của người lao động như:

4. Đóng bảo hiểm bao nhiêu tháng để không bị thanh tra sau thai sản

Luật bảo hiểm không quy định thời gian đóng bảo hiểm bao nhiêu tháng để không bị thanh tra. Tùy từng trường hợp, xét thất cần thiết thì cơ quan bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ liên quan, tránh trục lợi bảo hiểm.

Theo điều 31 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Lao động nữ mang thai;
  2. b) Lao động nữ sinh con;
  3. c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  4. d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

  1. e) Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
  2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng Bảo hiểm Xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

5. Dịch vụ bảo hiểm 

Dịch vụ Bảo hiểm Xã hội rất cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình thanh tra

– Hạn chế được những rủi ro xấu cho doanh nghiệp;

– Chuẩn bị các hồ sơ giải trình;

– Đảm bảo tuân thủ pháp luật;

– Rút ngăn thời gian thanh tra.

Dịch vụ bảo hiểm xã hội
Dịch vụ Bảo hiểm Xã hội

Tìm hiểu thêm: Có làm lại được sổ Bảo hiểm Xã hội 

Để lại thông tin ngay bên dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất các vấn đề về BHXH:

Dịch vụ bảo hiểm cá nhân đã cung cấp những thông tin cần thiết về thanh tra Bảo hiểm Xã hội. Doanh nghiệp, người lao động nên thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất mà dịch vụ bảo hiểm cung cấp liên quan đến quá trình tham gia bảo hiểm. Liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com