Quy định chốt sổ BHXH ở TP.HCM

Chốt sổ bảo hiểm

Hiện nay số đông người lao động còn lúng túng về những quy định chốt sổ bhxh và thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội. Điều này khiến bản thân người lao động bị mất quyền lợi vốn có thuộc về mình. Hiểu được điều này dịch vụ bảo hiểm xã hội cá nhân sẽ gửi đến người lao động những thông tin có liên quan dưới đây.

1. Chốt sổ bảo hiểm xã hội hội được hiểu như thế nào?

Chốt sổ bảo hiểm xã hội hội được hiểu như thế nào?
Chốt sổ bảo hiểm xã hội hội được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội được ban hành ngày 20/11/2014 thì việc sổ bảo hiểm được cấp cho người lao động có mục đích nhằm theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Giúp cơ quan bảo hiểm giải quyết những vấn đề có liên quan đến chế độ bảo hiểm được ban hành.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội được hiểu là việc cơ quan bảo hiểm thực hiện ghi nhận quá trình tham gia đóng bảo hiểm của người lao động và cũng ghi nhận lại trên sổ bảo hiểm của họ khi họ dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa hoặc khi nghỉ việc, công ty cho ngưng hoạt động.

Xem thêm bài viết: Làm chốt sổ bảo hiểm xã hội.

2. Quy định chốt sổ BHXH hiện nay như thế nào?

Quy định chốt sổ BHXH hiện nay như thế nào?
Quy định chốt sổ BHXH hiện nay như thế nào?

Về trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội căn cứ theo Khoản 3 Điều 27 Bộ Luật lao động năm 2012. Bên phía người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn thành tất cả thủ tục xác nhận và bắt buộc phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động cùng những giấy tờ khác có liên quan. 

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ cho người lao động. Xác nhận rõ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc hoặc nghỉ việc theo đúng quy định. 

Vì vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi họ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hay nghỉ việc tại công ty.

Xem thêm bài viết: Dịch vụ làm chốt sổ bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội?

Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội?
Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội?

Thời gian chốt sổ bảo hiểm hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội căn cứ theo Khoản 2 Điều 47 Bộ Luật lao động năm 2012 thì trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Bên phía người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Với trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài nhưng không được phép quá 30 ngày.

Xem thêm bài viết: hướng dẫn làm chốt sổ bảo hiểm xã hội.

3.1 Cần lưu ý về trả sổ

Tuy nhiên, với trường hợp quá 30 ngày người lao động có thể tìm đến cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, căn cứ vào vi phạm đó đưa ra quyết định rằng hành vi của bên phía người sử dụng lao động là vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định chốt sổ bhxh. Điều này xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 118 về khiếu nại bảo hiểm xã hội trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

4. Thủ tục làm chốt sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ làm chốt sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Thủ tục làm chốt sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ làm chốt sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Thủ tục làm chốt sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ làm chốt sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Thủ tục làm chốt sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ làm chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Làm thủ tục báo giảm lao động

Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động như sau:

  • Tờ khai điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu.
  • Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu.
  • Danh sách người tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp…
  • Thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng (01/người).

Bước 2: Thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cần có như sau:

  • Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu quy định;
  • Bảng kê thông tin;
  • Danh sách lao động tham gia đóng BHXH, BHYT…;
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Công văn chốt sổ của đơn vị;

Lưu ý: thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 5 ngày kể từ khi cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.

4. Dịch vu chốt sổ bhxh

Trên đây là những “quy định chốt sổ bhxh và thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội” của dịch vụ bảo hiểm xã hội cá nhân muốn cung cấp đến người đọc. Tuy nhiên, để có thể nắm hết được những quy định xung quanh việc chốt sổ bảo hiểm xã hội người lao động, cũng như người sử dụng lao động thì sẽ phải tìm hiểu rất nhiều.

Chúng tôi có hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp trong việc thực hiện nhanh chóng và chính xác các thủ tục BHXH. Để được hỗ trợ, vui lòng để lại thông tin vào bảng dưới đây.

Với mong muốn tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển cũng như chi phí phát sinh bỏ ra cho người lao động nếu còn những thắc mắc liên quan đến dịch vụ làm chốt sổ bảo hiểm xã hội hãy nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ miễn phí về dịch vụ này.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com