Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Tổng hợp về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay

Tin tức

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là một trong những vấn đề người lao động nghỉ việc quan tâm nhất. Vậy mức hưởng trợ cấp này được tính như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết bên dưới để có câu trả lời ngay nhé!

1. Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Trợ cấp thất nghiệp là gì?
Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ thuộc bảo hiểm thất nghiệp do Nhà nước quy định. Chế độ này ra đời với mục đích bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong thời gian nghỉ việc.

Người lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp phải xem ngay bài: xin trợ cấp thất nghiệp

2. Quyền lợi từ chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Luật Việc làm 2013, Điều 42 có ban hành 04 chế độ cho đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

– Trợ cấp thất nghiệp;

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

– Hỗ trợ học nghề;

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Trong đó, chế độ (1), (2), (3) là dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Còn chế độ (4) là dành riêng cho người sử dụng lao động tham gia loại hình bảo hiểm thất nghiệp sẽ được nhận bồi dưỡng, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2022

Bảo hiểm xã hội xin cập nhật mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2022 như sau:

Đơn vị Thời gian Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp
Người sử dụng lao động Người lao động
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên Từ 01/01/2022 – 30/6/2022 1% 1%
Tổ chức, cơ quan, đơn vị thuê lao động Việt Nam Từ 01/01/2022 – 30/9/2022 0% 1%
Từ 01/10/2022 1% 1%
Tổ chức, cơ quan, đơn vị thuê lao động nước ngoài Từ 01/01/2022 – 31/12/2022 0% 0%

=> Theo bảng trên, từ 01/01/2022 – 30/9/2022, người sử dụng lao động sẽ tạm thời không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Còn người lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức là 1%. Tuy nhiên, từ tháng 10, người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức là 1%. Điều này khác so với 09 tháng đầu năm là chỉ có người lao động Việt Nam đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp.

=> Đối với người nhận lương theo chế độ Nhà nước thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1% đối với cả đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

=> Trong năm 2022 mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động là 0%.

4. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào?
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào?

Căn cứ theo Điều 50, Khoản 01, Luật Việc làm 2013 mức hưởng trợ cấp hiện nay được tính như sau:

M = 60% x MBQTL

Trong đó:

M: Mức hưởng trợ thất nghiệp hằng tháng.

MBQTL: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Mức hưởng trợ thất nghiệp hằng tháng đối với người nhận lương theo chế độ Nhà nước sẽ không quá 05 mức lương cơ sở. Còn với người lao động nhận lương thang lương của người sử dụng lao động có mức hưởng không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.

Xem chi tiết hơn qua bài: cách tính trợ cấp thất nghiệp

5. Trợ cấp thất nghiệp được hưởng mấy tháng?

Trợ cấp thất nghiệp được hưởng mấy tháng?
Trợ cấp thất nghiệp được hưởng mấy tháng?

Căn cứ theo Điều 50, Khoản 02, Luật Việc làm 2013 thời gian hưởng trợ cấp được quy định như sau:

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Vậy người lao động có quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 đến đủ 36 tháng thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 03 tháng. Trường hợp người lao động đóng trên 36 tháng thì cứ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động hưởng thêm 01 tháng tiền trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không quá 12 tháng. 

6. Nơi nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động nghỉ việc trong vòng 90 ngày (03 tháng), có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc gần nhà. Tuy nhiên, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không giải quyết hồ sơ đối với người lao động có thời gian nghỉ việc quá 90 ngày.

7. Trường hợp bị tạm dừng – chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

a. Trường hợp bị chấm dứt

Thực tế có những trường hợp mà người lao động sẽ bị chấm dứt nhận trợ cấp thất nghiệp. Các trường hợp bị chấm dứt được căn cứ theo Điều 53, Khoản 03, Luật việc làm năm 2013, cụ thể như sau:

  • Bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù;
  • Người lao động bị mất tích do tòa án tuyên bố;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, trung tâm hoặc trại cai nghiện bắt buộc.
  • Không may qua đời;
  • Vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến bị xử phạt vi phạm hành chính;
  • Học tập dài hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Ra nước ngoài để định cư, lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Trong 03 tháng liên tục người lao động không khai báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 thuộc Bộ luật này;
  • Từ chối nhận việc do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu từ lần thứ 02 mà không có lý do chính đáng;
  • Người lao động đang nhận chế độ lương hưu hằng tháng;
  • Thực hiện nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự;
  • Tìm được công việc mới;
  • Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp.

b. Trường hợp chấm dứt và bảo lưu

Bên cạnh đó, một số trường hợp người lao động được bảo lưu mức hưởng trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo Điều 53, Khoản 04, Luật việc làm năm 2013 có quy định đối tượng chấm dứt nhận trợ cấp được bảo lưu thời gian đóng cụ thể như sau:

  • Tìm được công việc mới;
  • Thực hiện nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự;
  • Học tập dài hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, trung tâm hoặc trại cai nghiện bắt buộc.
  • Người lao động bị mất tích do tòa án tuyên bố;
  • Bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù.

Lưu ý: Người lao động thuộc các trường hợp muốn tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp phải trên cần phải đủ điều kiện theo Điều 49 thuộc Bộ luật trên.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đã tìm thấy công việc mới cần phải làm gì? Mời các bạn tham khảo lời giải qua bài: đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm

8. Dịch vụ làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp

Dịch vụ làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp
Dịch vụ làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp

Hiện nay, đa số các hồ sơ liên quan đến bảo hiểm xã hội – bảo hiểm thất nghiệp đều do đơn vị nơi người lao động thực hiện. Chính vì thế, khi người lao động nghỉ việc, có thể sẽ gặp nhiều rắc rối khi hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp.

Chúng tôi là đơn vị lâu năm chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ người lao động làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chúng tôi tự tin sẽ giúp người lao động hoàn tất các hồ sơ liên quan. Đến với chúng tôi người lao động sẽ được tư vấn tất tần tật về vấn đề nhận trợ cấp thất nghiệp.

Phía trên là bài viết mà dịch vụ bảo hiểm xã hội tổng hợp về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hy vọng bài viết của chúng tôi mang đến cho các bạn những giá trị hữu ích. Khách hàng nào có nhu cầu có thể liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ kịp thời.