Mất việc vì cắt giảm nhân sự thì được nhận trợ cấp nào

Mất việc vì cắt giảm nhân sự thì được nhận trợ cấp nào?

Tin tức

Hiện nay, nhiều công ty đang thực hiện cắt giảm nhân sự khiến nhiều người lao động đồng loạt mất việc. Như vậy, trong trường hợp này, người lao động sẽ nhận được các khoản tiền hỗ trợ nào? Công ty Bảo hiểm xã hội cá nhân sẽ giải đáp những thắc mắc trên thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Mất việc vì cắt giảm nhân sự thì được nhận trợ cấp nào
Mất việc vì cắt giảm nhân sự thì được nhận trợ cấp nào

1. Quy định về việc cắt giảm nhân sự

Đơn vị sử dụng lao động trong một số trường hợp có thể thực hiện cắt giảm nhân sự. Nguyên nhân cho hoạt động giảm số lượng nhân sự này có thể đến từ việc thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

Quy định về việc cắt giảm nhân sự
Quy định về việc cắt giảm nhân sự

Những hoạt động được xem là thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc thay đổi do kinh tế được pháp luật quy định tại Điều 42 Luật Lao động (2019). Nội dung cụ thể như sau:

1.1 Thay đổi cơ cấu, công nghệ

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động
  • Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

1.2 Thay đổi lý do kinh tế

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
  • Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Trường hợp doanh nghiệp thuộc những trường hợp trên gây ảnh hưởng đến việc làm hoặc khiến người lao động mất việc thì đơn vị sử dụng lao động cần thực hiện các nghĩa vụ đúng theo quy định tại Điều 42 của Luật Lao động (2019).

 

Tham khảo bài viết: Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội

 

2. Khi cắt giảm nhân sự doanh nghiệp có cần báo trước cho NLĐ không?

Khi cắt giảm nhân sự có cần báo trước cho NLĐ không
Khi cắt giảm nhân sự có cần báo trước cho NLĐ không

Như đã đề cập tại nội dung trước, doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu hoặc do kinh tế đồng nghĩa với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Chính vì vậy, người sử dụng lao động cần thông báo trước với người lao động theo như quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Lao động (2019). Cụ thể:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ

3. Người lao động nhận được các khoản tiền nào khi mất việc do cắt giảm nhân sự?

3.1 Trợ cấp mất việc

Người lao động nghỉ việc do cắt giảm nhân sự sẽ nhận được khoản trợ cấp mất việc như quy định tại Điều 42 của Luật Lao động (2019). Mức hưởng trợ cấp được tính dựa trên số năm người lao động làm việc tại công ty, cứ mỗi năm làm việc được quy đổi bằng một tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Tuy nhiên, người lao động có thời gian làm việc ít hơn 24 tháng thì doanh nghiệp cũng phải trả trợ cấp mất việc bằng ít nhất 02 tháng tiền lương.  

Các khoản tiền nào khi mất việc do cắt giảm nhân sự
Các khoản tiền nào khi mất việc do cắt giảm nhân sự

Tiền lương được tính trợ cấp mất việc làm là mức lương bình quân của 06 tháng liền kề được thoả thuận trong hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc. Thời gian được tính làm căn cứ nhận trợ cấp mất việc được tính theo công thức tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145. Cụ thể:

Thời gian làm việc tính trợ cấp = Tổng thời gian làm việc thực tế Thời gian đã tham gia BHTN Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm

3.2 Trợ cấp thất nghiệp  

3.2.1 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bên cạnh trợ cấp mất việc, người lao động có thể được nhận thêm trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng được các điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm (2013). Cụ thể như sau:

  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng pháp luật và không nhận trợ cấp mất sức lao động hằng tháng hoặc lương hưu.
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trong vòng 03 tháng, tính từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm ngoại trừ các trường hợp nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…

3.2.2 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 50 Luật Việc làm (2013) có quy định về mức hưởng từ trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

 

Xem thêm bài viết: Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền thất nghiệp không?

 

Bài viết trên là lời giải đáp về những khoản trợ cấp người lao động được nhận khi mất việc do cắt giảm nhân sự. Người lao động cần lưu ý những quy định về các mức trợ cấp bảo hiểm xã hội để đảm bảo được quyền lợi của bản thân. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nếu có bất cứ thắc mắc nào về BHXH. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com