Cá nhân tự chốt sổ bảo hiểm có được không?

Những vấn đề xoay quanh việc cá nhân chốt sổ bảo hiểm 2022

Chốt sổ bảo hiểm

Hiện nay có rất nhiều tình trạng liên quan đến cá nhân chốt sổ bảo hiểm, người lao động luôn muốn nhanh chóng trong quá trình chốt sổ và không gặp những vướng mắc, cũng như giảm bớt khó khăn về áp lực hồ sơ. Vậy người lao động có được tự ý chốt sổ bảo hiểm không? Dưới đây dịch vụ bảo hiểm sẽ giải đáp những thắc mắc để giảm bớt khó khăn của người lao động.

1. Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Sổ bảo hiểm xã hội ghi lại những thông tin, quá trình tham gia bảo hiểm, quá trình đóng của bản thân người lao động. 

Mỗi cá nhân người lao động sẽ có số bảo hiểm riêng nhằm đảm bảo được tính chặt chẽ, dễ quản lí và kiểm soát cho các cơ quan bảo hiểm. Như vậy mỗi cá nhân chốt sổ bảo hiểm của bản thân có được hay không? Hay phải phụ thuộc vào các cơ quan bảo hiểm.

Sổ bảo hiểm xã hội được định nghĩa như thế nào?
Sổ bảo hiểm xã hội được định nghĩa như thế nào?

2. Ở năm 2022 cá nhân chốt sổ bảo hiểm xã hội được hay không?

2.1 Qui định hiện hành về chốt sổ

Năm 2022 vấn đề cá nhân chốt sổ bảo hiểm xã hội có được phép hay không luôn là câu hỏi được rất nhiều người lao động quan tâm. Đặc biệt là trường hợp người lao động muốn thực hiện chốt sổ, nhận trợ cấp thai sản, thất nghiệp. 

Theo như quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động và các giấy tờ cần thiết mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động trong quá trình họ tham gia lao động, được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 47 Bộ Luật lao động 2012.

Người sử dụng lao động phải phối hợp với các cơ quan bảo hiểm để trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định pháp luật, được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014. 

2.2 Câu trả lời về cá nhân chốt sổ được phép hay không?

Như vậy căn cứ theo những quy định trên, thì cá nhân chốt sổ bảo hiểm là không được thực hiện. Quy trình chốt sổ bảo hiểm của người lao động phải được thực hiện dựa vào yêu cầu của người lao động đối với người sử dụng lao động, các cơ quan quan bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý hồ sơ của cá nhân để thực hiện chốt sổ.

Cá nhân tự chốt sổ bảo hiểm có được không?
Cá nhân tự chốt sổ bảo hiểm có được không?

3. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và thời gian mà người lao động cần quan tâm là gì?

3.1 Thủ tục chốt sổ bảo hiểm

Cá nhân chốt sổ bảo hiểm không được thực hiện, nên người lao động phải nhờ đến các cơ quan chốt sổ theo đúng thủ tục quy định. Trước khi thực hiện chốt sổ thì người sử dụng lao động cần thực hiện:

Thứ nhất là phải tiến hành báo giảm lao động với các hồ sơ cần thiết, danh sách lao động tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Biên bản trả thẻ bảo hiểm y tế với trường hợp doanh nghiệp đã nộp trước đó, thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng và quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. 

Thứ hai là bước chốt sổ bảo hiểm xã hội,doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thủ tục sau là, tờ khai đơn vị điều chỉnh tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, danh sách lao động tham gia bảo hiểm, bảng kê thông tin. Sổ bảo hiểm xã hội, công văn chốt sổ của đơn vị, quyết định về hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp (nếu có).

3.2 Thời gian giải quyết hồ sơ

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại các cơ quan bảo hiểm hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết sớm nhất. Trước khi chốt sổ doanh nghiệp phải tiến hành báo giảm lao động và nộp về cơ quan bảo hiểm có chức năng thời gian tối đa là 10 ngày.

Khi người lao động nghỉ việc trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội chậm nhất là 30 ngày.

Hồ sơ cá nhân chốt sổ bảo hiểm
Hồ sơ cá nhân chốt sổ bảo hiểm

Để hiểu rõ hơn về các thủ tục mới người lao động hay doanh nghiệp có thể liên hệ các trung tâm dịch vụ bảo hiểm tại nơi cư trú để được tư vấn:

4. Không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì bản thân doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không?

Theo như những quy định đã được quy định tại khoản 3 Điều 42 Bộ luật lao động 2012 và khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm khi có yêu cầu hoặc người lao động kết thúc hợp đồng lao động.

Trường hợp không thực hiện chốt sổ thì bản thân doanh nghiệp có ảnh hưởng hay thiệt hại gì không? Câu trả lời là có, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt được quy định cụ thể như sau:

Số lao động không được thực hiện chốt sổ Mức xử phạt theo quy định
01 – 10 lao động 1 – 2 triệu đồng
11 – 50 lao động 2 – 5 triệu đồng
51 – 100 lao động 5 – 10 triệu đồng
101 – 300 lao động 10 – 15 triệu đồng
Trên 301 lao động  15 – 20 triệu đồng

Như vậy có thể thấy khi doanh nghiệp không thực hiện chốt sổ theo đúng quy định thì sẽ bị xử phạt đúng quy định. Cho nên doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý rõ về vấn đề này.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện chốt sổ thì sao?
Nếu doanh nghiệp không thực hiện chốt sổ thì sao?

Dịch vụ bảo hiểm xã hội với nhiều năm trong lĩnh vực sẽ giúp người lao động giải đáp các câu hỏi như cá nhân chốt sổ bảo hiểm được hay không. Dịch vụ sẽ cập nhật những thông tin mới và hữu ích nhất đối với người lao động, cá nhân các doanh nghiệp trong các vấn đề về chốt sổ. Thông tin bên dưới  người lao động có thể liên hệ để được tư vấn đầy đủ nhất.

Để lại thông tin ngay để được tư vấn miễn phí về quy định bảo hiểm xã hội hoặc tiếp nhận dịch vụ:

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com