Bảo hiểm Xã hội tự nguyện được hiểu là gì?

Tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện đối với xe ôm, thợ hồ và tiểu thương

Bảo hiểm xã hội

Hiện nay có rất nhiều lao động trong lĩnh vực xe ôm, thợ hồ,… thắc mắc về việc tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện như thế nào? Thủ tục ra sao? Hiểu được vấn đề đó, dịch vụ Bảo hiểm Xã hội cá nhân sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất đến người lao động thông qua nội dung bài viết sau.

1. Bảo hiểm Xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm Xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng làm sao để phù hợp với phần thu nhập của bản thân. Bên cạnh đó Nhà nước cũng có hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia. 

Khi tham gia bảo hiểm không may mất sổ, người lao động có thể tìm hiểu “làm lại sổ Bảo hiểm Xã hội cần những gì?” mà dịch vụ bảo hiểm đã đăng tải trong các bài viết trước.

Bảo hiểm Xã hội tự nguyện được hiểu là gì?
Bảo hiểm Xã hội tự nguyện được hiểu là gì?

2. Lao động tự do có được tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện?

Những người làm nghề xe ôm, thợ hồ, tiểu thương,…gọi chung là lao động tự do vẫn sẽ được tham gia Bảo hiểm Xã hội hội tự nguyện. Vì đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội số 58/2014/QH13 có đề cập, đối tượng tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; không nằm trong nhóm đóng Bảo hiểm Xã hội bắt buộc.

Như vậy những người làm nghề lao động tự do vẫn có quyền tham gia bảo hiểm tự nguyện theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trợ cấp thất nghiệp được bao nhiêu?

3. Quyền lợi khi tham gia

Khi tham gia Bảo hiểm tự nguyện, người lao động tự do nói riêng và người tham gia nói chung sẽ nhận được một số quyền lợi sau:

+ Được hưởng lương hưu theo tháng khi về già;

+ Được Nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí khi tham gia;

+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu;

+ Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp;

+ Lương hưu được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng;

+ Thân nhân sẽ nhận được trợ cấp tử tuất khi người tham gia quan đời.

Quyền lợi khi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện
Quyền lợi khi tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện

4. Phương thức tham gia và hồ sơ cần chuẩn bị

4.1 Phương thức đóng bảo hiểm

Người lao động có thể lựa chọn một trong các phương thức sau

STT Phương thức Thời điểm
1 Hàng tháng  Trong tháng
2 Đóng 3 tháng Trong quý
3 Đóng 6 tháng  4 tháng đầu 
4 Đóng 12 tháng  7 tháng đầu
5 Đóng 1 lần nhiều năm (không quá 5 năm) Ngay khi đăng ký
6 Đóng 1 lần cho các năm còn thiếu (không quá 10 năm) Ngay khi đăng ký 

  

– Lưu ý:

+ Nếu trong thời điểm đóng mà người tham gia không đóng sẽ bị xem là tạm dừng quá trình tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện;

+ Lao động tạm dừng tham gia bảo hiểm, nếu muốn tham gia lại thì phải đăng ký lại mức thu nhập để làm căn cứ đóng;

+ Người lao động vẫn có nguyện vọng đóng bù cho các số tháng đóng chậm trước đó, nhưng sẽ áp dụng mức lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm Xã hội bình quân tháng do quỹ bảo hiểm Việt Nam công bố.;

+ Được thay đổi phương thức đi khi đã thực hiện xong phương thức đã chọn trước đó.

4.2 Hồ sơ cần chuẩn bị

Người lao động tự do cần chú ý rõ phần này để tránh sai sót trong quá trình tham gia, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội (Mẫu TK1-TS);

+ Sổ Bảo hiểm Xã hội (đối với người đã tham gia bảo hiểm trước đó).

Ngoài ra trong tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến việc làm như hiện tại. Người lao động cũng nên tìm hiểu hồ sơ trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ cần chuẩn bị

5. Quy định về mức đóng

Mức đóng được quy định cho từng trường hợp như sau:

+ Đóng hàng tháng thì bằng 22% mức thu nhập hằng tháng do người tham gia bảo hiểm lựa chọn;

+ Mức thu nhập hằng tháng mà người tham gia lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn do Chính phủ quy định, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng;

+ Đóng 3, 6 hoặc 12 tháng: được xác định bằng mức đóng hằng tháng nhân với 3, 6 và 12;

+ Đóng 1 lần cho những năm về sau: tính bằng tổng mức đóng của các tháng trước đó, chiết khấu theo lãi suất quỹ đầu tư Bảo hiểm Xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam công bố, trong thời gian 3 năm liền kề với năm đóng (đóng trước đủ 2 năm mới được chiết khấu);

+ Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu: tính bằng tổng mức các tháng còn thiếu, áp dụng lãi suất gộp như lưu ý có nêu ở mục trên.

Bên cạnh đó mức đóng làm bảo hiểm thai sản, mức hưởng bảo hiểm ốm đau là những vấn đề mà dịch vụ bảo hiểm nhận về nhiều sự quan tâm của người lao động trong thời gian này.

Mức đóng theo quy định
Mức đóng theo quy định

6. Những lưu ý đặc biệt về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người lao động tự do cần lưu ý điều này đó là đối tượng và mức hỗ trợ của Nhà nước:

STT Đối tượng % Hỗ trợ Chuẩn nghèo Mức hưởng
1 Hộ nghèo 30% 700.000 700.000 x 22% x 30% = 46.200đ
2 Hộ cận nghèo 25% 700.000 700.000 x 22% x 25% = 38.500đ
3 Khác 10% 700.000 700.000 x 22% x 10% = 15.400đ

Mức hỗ trợ này dựa trên quy định từ ngày 1/1/2018 người tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn. Thời gian hỗ trợ sẽ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm tự nguyện thực tế, nhưng không quá 10 năm.

Xem thêm: Chế độ tử tuất và hưu trí 

Doanh nghiệp, người lao động có thắc mắc về quy định, chính sách bảo hiểm xã hội hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ hoàn toàn có thể để lại thông tin tại đây:

Dịch vụ Bảo hiểm Xã hội cá nhân đã cung cấp đến người lao động những thông tin về Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. Những lao động tự do nói riêng và người lao động nói chung nên thường xuyên cập nhật những thông tin mà công ty cung cấp. Liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn

Website: https://bhxhtphcm.com