Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020

Bảo hiểm thất nghiệp và những điều mà người lao động cần hiểu rõ

Trợ cấp thất nghiệp

Trong xã hội ngày nay các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp rất được quan tâm, bởi vì người lao động rất chú trọng đến những phúc lợi trợ cấp mà họ được hưởng sau khi bị rơi và tình trạng thất nghiệp đặc biệt là trong mùa Covid ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng việc làm của tất cả người lao động trên thế giới nói chung và người lao động Việt Nam nói riêng.

1.Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp được xem là một phần bù đắp thu nhập của người lao động khi bị mất việc, người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm theo Khoản 4 Điều 3 tại Luật Việc Làm 2013.

Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020
Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020

2. Những đối tượng được tham gia bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp là ai?

Mỗi loại bảo hiểm đề ra đều hướng tới một đối tượng cụ thể, và bảo hiểm dành cho người thất nghiệp cũng vậy, người lao động và kể cả người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm này theo điều 43 Luật Việc Làm.  Ngoại trừ những người đang được hưởng lương hưu và người lao động giúp việc gia đình thì sẽ không phải tham gia.

Đối tượng tham gia trợ cấp thất nghiệp là ai?
Đối tượng tham gia trợ cấp thất nghiệp là ai?

3. Bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc hay tự nguyện

Hai đối tượng chính bắt buộc phải tham gia bảo hiểm theo quy định tại Điều 43 Luật Việc Làm 2013 được quy định cụ thể là người lao động và người sử dụng lao động.

Đối với người lao động thì phải tham gia bảo hiểm khi làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc với các loại như không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Đối với các đơn vị sử dụng lao động thì phải tham gia bảo hiểm cho người lao động trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động có hiệu lực bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tê hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cá nhân thuê mướn, sử dụng người lao động theo hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm.

4. Những điều kiện cụ thể để tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động cần nắm rõ các điều kiện sau để tham gia và hưởng trợ cấp đầy đủ từ bảo hiểm, ở Điều 49 của Luật Việc Làm đã nói rõ người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm nếu đáp ứng các điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc trừ các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đang được hưởng lương hưu.

Người lao động đã đóng bảo hiểm đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Đã nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật này. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm  trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, đi học tạp đủ 12 tháng trở lên, hoặc đang bị tam giam, bị phạt tù.

5. Mức đóng trợ cấp thất nghiệp tính đến năm 2020

Mỗi loại bảo hiểm được nhà nước đề ra đều có mức đóng được quy định cụ thể và minh bạch, ở Điều 57 của Luật Việc Làm đã quy định rõ về mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động.

Đối với người lao động sẽ phải đóng 1% tiền lương hàng tháng còn đối với người sử dụng lao động sẽ là 1% quỹ lương hàng tháng. Người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ về mức đóng này để tránh sai sót trong quá trình làm thủ tục và nộp tiền.

Mức đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp được quy định là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp được quy định là bao nhiêu?

6. Các vấn đề mà người lao động cần quan tấm đến khi sử dụng bảo hiểm thất nghiệp.

6.1 Mức hưởng bảo hiểm là bao nhiêu?

Tính đến năm 2020 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người đăng ký tha gia sẽ là 60% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định được xem xét tại Điều 50 Luật Việc Làm 2013.

Hay để cho người lao động dễ hiểu hơn có thể tính mức hưởng bảo hiểm như sau: Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng= Mức bình quân 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm trước khi thất nghiệp x 60% được áp dụng tại Điều 8 Nghị định 28/2015 NĐ-CP.

6.2 Người lao động có được nhờ người thân nhận hộ tiền bảo hiểm không?

Vấn đề mà dịch vụ bảo hiểm cá nhân nhận về rất nhiều phản hồi đó là việc có đươc nhận hộ tiền trợ cấp hay không. Công ty sẽ giải đáp cho người lao động là có với những trường hợp được quy định cụ thể, khi người đăng ký bảo hiểm phải nằm viện hoặc những trường hợp bất khả kháng được quy định thì người lao động có thể uỷ quyền cho người thân để nhận quyết định hưởng trợ cấp.

Người lao động có thế để các tung tâm dịch vụ bảo hiểm xã hội tại các quận, huyện để hiểu rõ hơn như:

Quận 9: dịch vụ bảo hiểm xã hội quận 9

Quận 12: dịch vụ bảo hiểm xã hội quận 12 

Huyện Bình Chánh: dịch vụ bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh

Có nhận tiền bảo hiểm  trợ cấp thất nghiệp hộ được không?
Có nhận tiền bảo hiểm  trợ cấp thất nghiệp hộ được không?

Dịch vụ bảo hiểm cá nhân sẽ luôn hỗ trợ giải đáp thắc mắc của người lao động, người dân lao động hãy cùng nhau nâng cao nhận thức trong việc tham gia bảo hiểm, góp phần giảm bớt khó khăn trong tình trạng thất nghiệp và giúp ổn định tài chính cá nhân trong lúc khó khăn.

Người lao động có thể liên hệ trực tiếp với công ty để được tư vấn rõ hơn tại địa chỉ